"Kết đôi" online & offline - Xu hướng mới của các nhà bán lẻ
Online là xu hướng mua hàng khó tránh khỏi của người tiêu dùng bởi theo khảo sát của PwC, mỗi tháng cứ 2 người sẽ có 1 người mua hàng qua điện thoại thông minh. Do đó, dù muốn hay không, doanh nghiệp Việt cũng không thể không tiếp cận tới món "vũ khí" online.
Những cái tên như FPT hay Thế giới Di động có xu hướng tích hợp thương mại điện tử trong bán lẻ. Hay như các trung tâm thương mại của Vingroup, theo lời chia sẻ của đại diện đơn vị này trên trang tin cafebiz, các đơn vị thuê gian hàng tại đây không chỉ bán hàng offline, mà còn có thể tận dụng cả kênh bán hàng trực tuyến của Vingroup là Adayroi.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều khẳng định rằng thương mại điện tử chưa thể lấn át và thay thế bán hàng trực tiếp. Ví dụ như "tân binh" ngành bán lẻ Bách Hóa Xanh thúc đẩy kênh bán hàng online, thậm chí là miễn phí giao hàng trong bán kính nhất định nhưng vẫn phát triển mạnh kênh truyền thống, mở thêm 176 cửa hàng, tức tăng thêm gần 5 lần chỉ trong 1 năm qua.
Các cửa hàng làm gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận nhưng ngược lại thương mại điện tử cần không gian trải nghiệm để kết nối các khách hàng trung thành, thân thiết hơn. Vì vậy, theo một nhận định trên tờ Thời báo kinh doanh, sự kết hợp giữa online và offline là chìa khóa quyết định thành bại của các nhà bán lẻ.
Nhận định trên cũng không phải không có lý do khi mới đây Amazon đã chính thức triển khai một khái niệm mua sắm hoàn toàn mới "Treasure Truck" - hình thức kết hợp vừa đặt hàng online, vừa tới tận nơi một chiếc xe tải chở hàng gần đó để nhận đồ. Hay Alibaba - một đế chế thương mại điện tử lại quyết định đầu tư vào chuỗi siêu thị bán lẻ truyền thống lớn nhất Trung Quốc Sun Art. Thực tế cho thấy khi tăng trưởng đủ lớn, các "ông lớn" về thương mại điện tử lại tìm cách này hay cách khác để quay trở lại thế giới thực.
Áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài càng cho thấy rõ hơn xu thế này như Central group đã mua lại 49% chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim nhưng cũng đồng thời mua lại mảng kinh doanh trực tuyến của Zalora Việt Nam. Hay Alibaba đã bước chân vào thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam thông qua Lazada nhưng theo thông tin trên tờ Diễn đàn doanh nghiệp có khả năng kênh bán lẻ đa quốc gia Auchan sẽ trở thành công cụ để Alibaba tham gia vào mảng mua sắm truyền thống tại Việt Nam.
Rất có thể, trong tương lai, những sản phẩm ngoại sẽ chính thức lên kệ tại Việt Nam mà không cần phải trôi nổi hay cắt mác mà thay vào đó bằng chính vỏ bọc sản phẩm nội địa uy tín.
(theo VTV)
Tham khảo thêm:
5 lý do sở hữu một ứng dụng di động là cần thiết đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tại sao Mobile Marketing lại quan trọng đối với doanh nghiệp và các startup ?
Tạo ứng dụng Android và iOS miễn phí cho website
Các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho khởi nghiệp tiết kiệm, hiệu quả,...
Ứng dụng bán hàng trên smartphone, smart TV, mạng xã hội...
SSale Hệ thống quản lý phân phối, bán hàng, chăm sóc khách hàng tối ưu
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>