Blogs
Phần mềm xuất, nhập khẩu qua mạng internet có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan?
Trước các vướng mắc của các doanh nghiệp về việc xuất nhập khẩu phần mềm, Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể các trường hợp phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu thuộc và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan.
Tại Công văn số 959/GSQL-GQ1 gửi Công ty Cổ phần Smatec (Công ty) về việc xuất nhập khẩu phần mềm, Cục Giám sát quản lý về Hải quan cho biết, Điều 1 Luật Hải quan quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
Khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan quy định, hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
Theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 Bộ Tài chính thì chưa có quy định cụ thể về mã số đối với phần mềm khi xuất khẩu, nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định, sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu là các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong băng cát - xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ cứng và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác.
Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL quy định, đối với các sản phẩm nghe nhìn được chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu có nội dung vui chơi giải trí, trò chơi điện tử (trừ trò chơi điện tử trực tuyến và trò chơi điện tử quy định tại Điều 10) và nội dung văn hóa khác không phải là sản phẩm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trên cơ sở hồ sơ đề nghị nhập khẩu của thương nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu qua mạng internet, không qua địa bàn giám sát của cơ quan hải quan nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan. Cơ quan Hải quan không yêu cầu Công ty phải làm thủ tục hải quan đối với phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu qua mạng internet.
Trường hợp Công ty bán (xuất khẩu) phần mềm được chứa đựng trong một phương tiện khác (như ổ cứng, đĩa CD, USB....) vào khu chế xuất thì phương tiện đó được coi là hàng hóa xuất khẩu và chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
Theo đó, thủ tục hải quan của mặt hàng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Đọc thêm: Xuất khẩu phần mềm được luật quy định như thế nào?
(tapchitaichinh.vn)
Hỏi: Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu phần mềm qua internet
Câu 1:
1. Nhập khẩu phần mềm có phải xin giấy phép không ạ?
2. Thủ tục khai báo hải quan?
3. Thuế nhập khẩu có phải nộp không ạ?
Câu 2:
Công ty chúng tôi là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100%. Hiện công ty có hoạt động gia công phát triển phần mềm cho môt số doanh nghiệp nước ngoài. Sản phẩm được nghiệm thu bàn giao cho khách hàng qua internet. Theo quy định hiện tại của Cơ quan Thuế, hồ sơ xuất khẩu các sản phẩm phần mềm XK qua internet không cần Tờ khai hải quan.
Vui lòng giải đáp các vướng mắc sau của doanh nghiệp:
1/ Về thủ tục Hải quan: có thay đổi gì khác không đối với hoạt động trên của công ty khi Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 có hiệu lực ngày 01/04/2014 ?
2/ Công ty chúng tôi trực thuộc đơn vị Hải quan nào quản lý?
Xin trân trọng cảm ơn.
Trả lời câu 1:
1. Nhập khẩu phần mềm có phải xin giấy phép không ạ?
- Nhập khẩu phần mềm không phải xin giấy phép
2. Thủ tục khai báo hải quan?
- Phần mềm là hàng hóa không chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, không có trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 82/2003/QĐ-BTC nên không phải làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng PHẦN MỀM
3. Thuế nhập khẩu có phải nộp không ạ?
- Vì không có trong Danh mục hàng hóa XK, NK, không chịu sự quản lý của cơ quan hải quan nên không có thuế NK => không phải nộp thuế NK.
Trả lời câu 2:
Hiện nay, đối với phần mềm cơ quan Hải quan chỉ quản lý đối với vật chứa phần mềm chứ chưa quản lý đối với phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu qua internet.
Tuy nhiên, hiện nay Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các ban ngành khác để ban hành quy chế kiểm tra, giám sát, phân loại, tính thuế đối với loại hình trên. Trong thời gian chờ Tổng cục Hải quan ban hành quy chế quản lý đối với loại hình trên Công ty bạn đọc không phải thực hiện thủ tục hải quan đối với trường hợp xuất khẩu sản phẩm phần mềm qua internet.
Về việc bạn đọc hỏi Công ty bạn đọc thuộc đơn vị Hải quan nào quản lý, chúng tôi xin trả lời: Cơ quan Hải quan không quản lý doanh nghiệp. Cơ quan Hải quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
(st)
Có thể bạn quan tâm:
- B2B CLOUD ứng dụng được gì cho việc đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàng ?
- Khác biệt giữa web giá rẻ và web cao cấp
- Thống kê của Nielsen: top 10 thương hiệu công nghệ của Mỹ và xu hướng dùng app thay cho web
- Template Magento
- Tất cả về AI - Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence
- Quản lý tiệm làm móng(nails salon) dễ dàng và chuyên nghiệp trên iPad với Ez NailSoft
- Triển khai hệ thống taxi công nghệ, điều hành vận tải thông minh, ứng dụng đặt xe thông minh trên smartphone,... dễ dàng và tiết kiệm qua Vrada
- Phân biệt các phiên bản Alpha, Beta, RC, RTM, OEM và Retail
- B2B CLOUD ứng dụng được gì cho việc quản lý cửa hàng?
- Các quy định về phát hành và quảng cáo game
- Tài khoản mặc định của các loại Modem internet
- Tại sao lại sử dụng giao tiếp Serial?
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>