Giới thiệu nền tảng hệ điều hành (OS) trên điện thoại
Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng,... , dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng,...
Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.
I. GIỚI THIỆU:
Các điện thoại ban đầu không có hệ điều hành . Người điều hành sẽ tải và chạy chương trình một cách thủ công. Khi chương trình được thiết kế để tải và chạy chương trình khác, nó đã thay thế công việc của con người.
Thuật ngữ "hệ điều hành" được dùng gần đây chỉ tới một phần mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là "phần lõi" tương tác trực tiếp với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để các chương trình quản lý và điều chỉnh hệ thống.
Không có sự phân biệt rõ ràng giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề này cũng được tranh cãi. Thí dụ trường hợp Bộ Tư pháp Mỹ và Microsoft tranh cãi Internet Explorer có phải là một phần của Windows không.
Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch vụ phổ biến là truy xuất đĩa, quản lý bộ nhớ, định thời, và truy xuất tới thiết bị phần cứng. Có nhiều tranh cãi về những thành phần nào tạo nên phần lõi, như hệ thống tập tin có được đưa vào phần lõi không.
II. Các hệ điều hành phổ biến nhất của điện thoại di động.
1. Android:
Android ™ cung cấp một bộ đầy đủ các phần mềm cho các thiết bị di động: Android là gì? là một hệ thống điều hành, middleware và các ứng dụng di động chủ chốt. Các Android Software Development Kit(SDK) bây giờ đã có.
Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số đầu phát HD, HD Player, Tivi) phát triển bởi Google và dựa trên nền tảng Linux. Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó được Google mua lại vào năm 2005).
Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai.
2. Iphone Ipad IOS:
iPhone dùng hệ điều hành OSX nổi tiếng nhanh gọn và an toàn của Apple. OSX trên iphone là một hệ điều hành đa nhiệm thực sự (bạn có thể vừa duyệt web và vừa tải một cái gì đó từ trên mạng về), được cài đặt trình duyệt web Safari. Ngoài ra iphone còn được trang bị Widget(một ứng dụng mới có trên HĐH Tiger - 10.4.x - với hàng ngàn các ứng dụng nhỏ khác được phát triển kèm theo).Với OSX thì việc hỗ trợ Unicode là hiển nhiên, đây là điều rất được quan tâm tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra các phần mềm như từ điển mở, phần mềm văn phòng mở...
3. Blackberry - RIM:
BlackBerry OS là nền tảng phần mềm tư hữu do Research In Motion phát triển cho dòng sản phẩm cầm tay BlackBerry. BlackBerry OS cung cấp khả năng đa nhiệm, và được thiết kế cho các thiết bị sử dụng phương pháp nhập đặc biệt, thường là trackball hoặc màn hình cảm ứng. Hệ điều hành được hỗ trợ MIDP 1.0 và WAP 1.2. Các phiên bản trước đó cho phép đồng bộ hóa không dây thư điện tử và lịch với Microsoft Exchange Server , và với cả Lotus Domino. Phiên bản OS 4 hiện tại hỗ trợ MIDP 2.0, có khả năng kích hoạt không dây hoàn toàn và đồng bộ thư điện tử, lịch, công việc, ghi chú và danh bạ với Exchange, và khả năng hỗ trợ Novell GroupWise, Lotus Notes khi kết hợp với BlackBerry Enterprise Server.
4. Windows Mobile/Windows (WP) :
Giám đốc điều hành của Nokia – ngài Stephen Elop đã từng đứng lên khẳng định Windows Phone (WP) chính là nền tảng chính của Nokia chứ không phải Android hay MeeGo.
Windows Phone được Microsoft phát triển để thay thế cho hệ điều hành di động Windows Mobile trước đây. Windows Phone bắt đầu từ phiên bản thứ 7 (khi ra mắt, Microsoft gọi nó là Windows Phone 7). Được biết, do phát triển trong thời gian ngắn nên Windows Phone rất hạn chế trong việc tương thích ngược với các nền tảng Windows Mobile trước đó. Một lý do nữa để Microsoft không quan tâm nhiều đến nền tảng cũ đó là vì màn hình cảm ứng bằng ngón tay ngày càng phổ biến hơn trên điện thoại và Windows Mobile vốn thiết kế cho bút stylus đã trở nên rất lỗi thời.
Windows bắt đầu được ra mắt chính thức vào tháng 2/2010 ở triển lãm Mobile World Congress diễn ra ở Barcelona, Tây Ban Nha. Đến tháng 10 cùng năm, CEO Steve Ballmer của Microsoft ra mắt 10 thiết bị Windows Phone đầu tiên đến từ HTC, Dell, Samsung, LG. Vài tuần sau, máy bắt đầu được bán ra ở Mỹ và Châu Âu. Tháng 5 cùng năm, Microsoft tuyên bố hợp tác với một số nhà sản xuất khác là Acer, Fujitsu và ZTE.
Một cột mốc quan trọng của Windows Phone đó là sự hợp tác giữa Microsoft với Nokia sau khi hãng điện thoại Phần Lan này quyết định không còn tập trung vào điện thoại Symbian nữa. Kết quả của sự hợp tác này đó là dòng Nokia Lumia ra đời ở sự kiện Nokia World 2011. Đến CES 2012, Nokia tiếp tục ra mắt hai máy Lumia mới nữa. Việc tích hợp các dịch vụ của Microsoft (Bing, Bing Maps, Windows Phone Marketplace,…) lên thiết bị Nokia được cho là sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho WIndows Phone với hai đối thủ lớn hiện thời là iOS và Android.
Microsoft đang kết hợp với các nhà cung cấp thiết bị để tung ra Windows Phone 8. Theo Microsoft, nền tảng Windows Phone 8 sẽ hỗ trợ tốt các bộ xử lý lõi đôi, tận dụng tốt sức mạnh của các bộ xử lý này, cũng như chia sẻ khả năng thực hiện linh hoạt giữa các lõi của chip.
5. Các hệ điều hành khác:
Ngoài các hệ điều hành trên còn có một số các hãng nhỏ cũng tự tạo ra cho riêng mình một hệ điều hành riêng. Nhưng đây là các hệ điều hành không được sự ủng hộ lớn từ các hãng sản xuất phần cứng dẫn tới sự manh nha và phát riển không chính thống, hỗ trợ các nhà phát triển không tốt. Ứng dụng thực tiễn và quá trình phát triển sản phẩm không cao chúng tôi sẽ không đề cập về các sản phẩm này.
DVMS.VN
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>