50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng,FBI và đồng minh đánh sập web đen của băng tống tiền khét tiếng thế giới
50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo phản ánh, thời gian qua, các cuộc gọi rác, tin nhắn rác giả danh cơ quan chức năng, doanh nghiệp gọi điện, nhắn tin cho người dân để đe dọa, dụ dỗ vẫn còn diễn ra với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong nhân dân.
Trên cơ sở phản ánh, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động hoàn thành đối soát, chuẩn hoá thông tin thuê bao của 125 triệu thuê bao đang hoạt động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó đã xử lý 17 triệu thuê bao có thông tin thuê bao chưa trùng khớp với thông tin và 10 triệu thuê bao thuộc tập sử dụng 1 giấy tờ tùy thân để đứng tên hơn 10 SIM, góp phần ngăn chặn tình trạng phát tán cuộc gọi rác, tin nhắn rác.
Kính mời quý thính giả nghe chi tiết trong clip dưới
Ngoài ra, mỗi tháng, các doanh nghiệp viễn thông đã chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Đình chỉ phát triển thuê bao mới từ 1- 12 tháng nếu vi phạm quản lý thông tin thuê bao
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tăng cường quản lý SIM điện thoại, giải quyết tình trạng các đối tượng sử dụng SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định (SIM rác) thực hiện các hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác và các hành vi vi phạm pháp luật giả danh cơ quan chức năng, doanh nghiệp gọi điện, nhắn tin cho người dân để đe dọa, dụ dỗ với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản; quảng cáo không đúng sự thật gây phiền hà cho người dân.
Bên cạnh đó, ngày 24/11/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi), các điều, khoản trong Luật đã quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các SIM có thông tin không đầy đủ, không chính xác; nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao đã đăng ký sử dụng.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, trong đó quy định xử phạt đến 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý thông tin thuê bao.
Theo đó, bổ sung hình thức xử phạt là đình chỉ phát triển thuê bao mới từ 1 tháng đến 12 tháng nếu thực hiện các hành vi vi phạm quy định về quản lý thông tin thuê bao. Đây là hình thức xử phạt rất nặng, nghiêm minh đối với các doanh nghiệp viễn thông.
Bên cạnh đó, Bộ cũng vận hành hệ thống hỗ trợ tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số tiếp nhận 5656, 156 và website: thongbaorac.ais.gov.vn; tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo; khóa 2 chiều và thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn.
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm SIM chính chủ, xử lý triệt để tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều SIM, quy định trách nhiệm đối với thuê bao đăng ký sở hữu >3 SIM, quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các SIM có thông tin không đầy đủ, không chính xác, nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao đã đăng ký sử dụng.
Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an đề nghị người dân có trách nhiệm cung cấp số thuê bao di động của bản thân vào cơ sở dữ liệu dân cư theo quy định của Luật Căn cước, góp phần xác định thuê bao chính chủ.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng khóa 2 chiều và thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn đang tồn kênh; phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an để có các biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan; đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo về các cuộc gọi lừa đảo trên hệ thống thông tin đại chúng.
FBI và đồng minh đánh sập web đen của băng tống tiền khét tiếng thế giới.
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và các đồng minh quốc tế đã đánh sập một trang web đen của băng đảng khét tiếng nhất thế giới chuyên sử dụng mã độc ransomware để tống tiền.
Trang web đen của LockBit đã bị FBI và đồng minh tấn công - Ảnh; WION
Theo Đài CNN, đây là một đòn giáng mạnh vào các hoạt động của băng đảng đa quốc gia có tên "LockBit", chuyên sử dụng mã độc ransomware để tống tiền. Chúng vốn là mối đe dọa đối với các tổ chức trên toàn thế giới, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Mỹ.
"Chúng tôi có thể xác nhận rằng các dịch vụ của web đen Lockbit đã bị gián đoạn do hành động của các cơ quan thực thi luật quốc tế - đây là một hoạt động đang diễn ra và đang tiếp tục phát triển”, thông báo được đăng ngày 19-2 ngay trên trang web đen của nhóm tin tặc nêu.
Thông báo này đi kèm cùng với con dấu của FBI, Cơ quan Phòng chống tội phạm Vương quốc Anh (NCA) và một loạt cơ quan thực thi pháp luật khác từ Úc đến Đức.
Vào ngày 20-2, chính quyền Mỹ và Vương quốc Anh đã tiết lộ một bức tranh đầy đủ hơn về cuộc tấn công vào LockBit: NCA và FBI cho biết họ đã phát triển phần mềm có thể cho phép “hàng trăm” nạn nhân trên toàn thế giới giải mã các máy tính bị tin tặc khóa.
Europol, cơ quan thực thi pháp luật của EU, cho biết hai thành viên LockBit đã bị bắt ở Ba Lan và Ukraine theo yêu cầu của chính quyền Pháp.
Riêng Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã công bố cáo trạng hai người đàn ông Nga, Ivan Gennadievich Kondratiev và Artur Sungatov, vì đã triển khai ransomware LockBit chống lại các tổ chức trên khắp nước Mỹ, bao gồm cả các công ty sản xuất giấu tên. Bộ Tài chính cũng công bố lệnh trừng phạt đối với Kondratiev và Sungatov.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết Kondratiev đang ở Nga, nhưng bộ không xác định được địa điểm của Sungatov.
Mỹ và Nga không có hiệp ước dẫn độ và hợp tác song phương về tội phạm mạng.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết LockBit đã nhắm mục tiêu vào hơn 2.000 nạn nhân và nhận được hơn 120 triệu USD tiền chuộc.
NCA đã theo dõi hành vi xâm nhập LockBit trong thời gian dài, cho phép cơ quan thực thi pháp luật lấy được “mã nguồn” của tin tặc hoặc các chi tiết bí mật của một chương trình phần mềm giúp nó hoạt động.
Trong một hoạt động khác chống lại băng đảng ransomware được công bố cách đây một năm, FBI cho biết họ đã truy cập vào phần mềm giải mã giúp các nạn nhân tiết kiệm được khoảng 130 triệu USD tiền chuộc.
Các nhà phân tích tin rằng LockBit có thành viên hoặc đối tác tội phạm ở Đông Âu, Nga và Trung Quốc.
Giống như các nhóm ransomware kiếm tiền khác, LockBit cho các “chi nhánh” thuê ransomware của mình trong các cuộc tấn công, sau đó lấy một phần tiền chuộc mà nạn nhân đã trả.
Các nhà điều tra chính phủ và tư nhân trên toàn thế giới sẽ xem xét kỹ lưỡng các động thái tiếp theo của LockBit.
Các nhóm ransomware có nguồn lực tốt thường xây dựng lại cơ sở hạ tầng máy tính của chúng sau khi bị các cơ quan thực thi pháp luật đánh sập.
(Nguồn: internet)
Hướng dẫn khôi phục dữ liệu bị mã hóa bởi virus tống tiền
Lượng thiết bị y tế bị tấn công trên toàn cầu giảm sau đợt tấn công ...
Công nghệ Blockchain thay đổi cuộc sống chúng ta từng ngày
Facebook bị hack và những nguy hiểm khó lường hết
55 câu hỏi phỏng vấn Blockchain hàng đầu mà bạn cần biết
Cách bỏ mật khẩu đăng nhập iPhone & iPad
Cách bỏ mật khẩu đăng nhập iPhone & iPad
Đăng nhập không cần password, tại sao không?
Bán hàng trên Facebook có cần đăng ký với Bộ Công Thương không?
Cách thay đổi tài khoản Apple ID (iCloud) không làm mất dữ liệu ...
Dưới đây là cách đăng xuất Twitter của bạn trên tất cả các thiết bị ...
Gọi điện lừa đảo, yêu cầu chủ website đăng ký với Bộ Công Thương
LỖ HỔNG BẢO MẬT KHỦNG KHIẾP CỦA LOTTE CINEMA (LƯU ...
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>