Gần 40 Triệu Người Tiêu Dùng Việt đã tham gia mua sắm trực tuyến
Hơn một 1/3 dân số, tức khoảng 40 triệu người Việt Nam đã tham gia mua sắm trực tuyến, riêng trong năm 2018 ước tính chi tiêu của mỗi cá nhân cho thương mại điện tử là 208 USD, góp phần đưa miếng bánh thị trường này lên con số 8 tỷ USD.
Smartphone luôn là ứng cử viên sáng giá “lấn át” máy tính bàn và máy tính bảng
Thương mại di động ngày càng bùng nổ trên toàn cầu, và Việt Nam chính là một trong những đất nước sử dụng điện thoại di động thường xuyên nhất. Theo báo cáo từ Picodi cho biết, cứ 10 giao dịch thì 5 giao dịch được thực hiện bằng điện thoại di động mỗi ngày trong năm 2018.
Một câu hỏi đặt ra là giữa nam và nữ – ai là người mua sắm trực tuyến nhiều hơn?
Dữ liệu của Picodi đưa ra câu trả lời rằng, phụ nữ Việt (khoảng 60%) mua sắm nhiều hơn nam giới (khoảng 40%). Không quá ngạc nhiên khi thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng yêu thích mua sắm trực tuyến. Gần một nửa số người mua sắm trực tuyến (49%) là những người nằm trong độ tuổi từ 25-34. Tiếp đến là những người ở độ tuổi từ 18 – 24 (28%). Những nhóm người trên 35 tuổi chỉ còn dưới 10%.
(Nguồn: Picodi)
Cũng theo báo cáo từ dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me cho biết, smartphone luôn đứng ở vị trí ưu tiên trong việc lựa chọn thiết bị mua sắm trực tuyến (chiếm 63%). Trong đó có đến 47% người dùng sử dụng các ứng dụng có sẵn trên smartphone để mua sắm và chỉ có 16% người dùng sử dụng trình duyệt web trên điện thoại để tìm kiếm và đặt hàng. Sự khác biệt lớn này thể hiện tâm lý ưa chuộng sự tiện lợi, dễ sử dụng từ các ứng dụng điện thoại của người tiêu dùng. Ứng dụng càng dễ sử dụng, có nhiều tính năng tích hợp và đa dạng, minh bạch về hàng hóa, càng kích thích giỏ hàng người tiêu dùng (Xem biểu đồ 1).
(Nguồn: Báo cáo của Q&Me)
Người Việt có sở thích săn hàng giảm giá trong giờ hành chính, có lẽ là để giảm stress trong công việc. Hơn 35% giao dịch được thực hiện vào khung giờ từ 12pm – 06pm. Hình thức thanh toán tiền mặt (80%) sau khi nhận hàng vẫn rất được ưa chuộng trong mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.
(Nguồn: Picodi)
Tần suất mua sắm trực tuyến của người Việt
Theo khảo sát của Q&Me, tần suất mua hàng trực tuyến hàng tuần của phụ nữ (18%) và nam giới (16%) gần như tương đương nhau. Tuy nhiên khi so sánh tần suất mua hàng một lần, hoặc một vài lần trên một tháng, tỷ lệ mua hàng của nam giới (31%) lại nhỉnh hơn hẳn phụ nữ (28%) và cao gấp đôi so với tần suất mua sắm hàng tuần.
Lý do nam giới ngày càng yêu thích mua sắm trực tuyến vì những ưu đãi hấp dẫn cũng như sự đa dạng của các mặt hàng. Theo khảo sát của Shopee, Nhà cửa & Đời sống, Điện thoại & Phụ kiện và Thời trang nam là những ngành hàng phổ biến nhất đối với phái mạnh, vì họ thường có nhu cầu mua các sản phẩm điện tử hay túi xách, đồ thể thao trên các trang mua sắm trực tuyến. (Xem biểu đồ 3 )
(Nguồn:Báo cáo của Q&Me)
Cũng theo nghiên cứu từ Picodi cho rằng, giá trị đơn hàng trung bình của người tiêu dùng Việt cao nhất vào tháng 10 (1.260.000đ), tiếp theo là tháng 12 và tháng 2 (giá trị đơn hàng khoảng 1.235.000đ và 1.000.000đ).
Trong tháng 11, giá trị trung bình của các đơn hàng rơi vào khoảng 1 triệu và không phải cao nhất trong năm. Nhưng nếu nhìn vào hoạt động mua sắm thì bạn sẽ thấy được tháng 11 có số lượng giao dịch cao nhất. Vì đây là thời điểm những sự kiện khuyến mãi lớn như Black Friday, chuẩn bị cho Giáng sinh, sinh nhật các kênh thương mại điện tử phổ biến,… diễn ra. Mặc dù giá trị đơn hàng trung bình trong tháng đó không cao, nhưng mà người tiêu dùng Việt săn hàng online tại các cửa hàng trực tuyến khác nhau (Xem biểu đồ 4)
(Nguồn: Picodi)
Tham khảo thêm tại: https://www.picodi.com/vn/san-tim-khuyen-mai/nguoi-tieu-dung-viet-mua-sam-online-ra-sao
“67% trong số 80% người mua sắm trực tuyến hài lòng với trải nghiệm mua sắm của bản thân”
Ba điểm người mua sắm trực tuyến hài lòng là sự phong phú sản phẩm, giá cả và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Song hành là ba điểm chưa hài lòng về: chất lượng hàng hóa so với mẫu mã quảng cáo, chi phí vận chuyển và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
(Nguồn: Q&Me)
Mức độ phổ biến của các kênh thương mại điện tử tại Việt Nam
Facebook được xem là trang mua bán trực tuyến phổ biến nhất (66%), xếp ngay sau là Shopee, Lazada và Tiki.
Thời trang nam nữ, Sức khỏe & Sắc đẹp, Nhà cửa & Đời sống, Công nghệ là bốn ngành hàng bán chạy nhất thị trường mua sắm của các kênh thương mại trực tuyến. Một điểm thú vị là nam giới luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới khi nói về “Giới tính người dùng” của cả 3 kênh Shopee, Lazada và Tiki.
(Nguồn: Q&Me)
Trong cuộc chạy đua về giá cả sản phẩm Shopee và Lazada luôn nhỉnh hơn Tiki, tuy nhiên khi xét về thời gian vận chuyển và chất lượng sản phẩm Tiki lại khẳng định vượt trội hơn hẳn.
Tăng trưởng nhanh nhưng cũng đầy thách thức
“Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, 2018-2020, tốc độ tăng trưởng của chuyển phát cho thương mại điện tử là 60%, những doanh nghiệp có tốc độ phát triển thấp nhất là 30% và những đơn vị cao hơn có thể đạt 70%. Mức tăng trưởng này đều cao hơn với kỳ vọng của các nhà quản lý khi soạn thảo chính sách” – ông Nguyễn Hữu Tuấn, đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương cho biết.
Tuy phát triển nhanh và bùng nổ, nhưng hiện tượng lợi dụng hình thức kinh doanh trực tuyến để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt cho người tiêu dùng cũng xảy ra ngày càng phổ biến. Người dùng thường bị rơi vào trường hợp cung cấp thông tin về sản phẩm không đầy đủ, không chính xác về thành phần, không thực hiện trách nhiệm cung cấp hoá đơn, chứng từ giao dịch, vi phạm trách nhiệm về bảo hành, giao, nhận, đổi, trả hàng hoá, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại, huỷ đơn hàng không có lý do.
Ngoài chất lượng dịch vụ, vấn nạn lớn nhất của thương mại điện tử Việt Nam hiện nay là hàng giả, hàng nhái. Trong năm 2018, ước tính đã có 36.000 sản phẩm được gỡ bỏ ra khỏi các sàn thương mại điện tử, khoảng 3.100 gian hàng trên sàn bị khoá. Đây mới chỉ là con số thống kê được trên vài sàn lớn, nếu mở rộng ra nhiều hơn thì con số này sẽ còn cao hơn nữa.
Hiện nay dù phát triển nhanh, nhưng Việt Nam cũng chỉ mới trong giai đoạn đầu buổi sơ khai của thị trường thương mại điện tử, người tiêu dùng vẫn còn mơ hồ trong các giao dịch, do đó, giảm thiểu các tranh chấp giữa người mua và người bán, sàn thương mại điện tử cần sự chủ động, nhận thức của doanh nghiệp và cả năng lực chuyên môn của nhà quản trị.
( Theo andrews.edu.vn: Tổng hợp, trích đăng từ báo cáo của Picodi, Q&Me và Internet )
Có thể bạn chưa biết:
- Bán vé máy bay thông qua smartphone và tablet, smart TV
- Tra cứu thông tin doanh nghiệp tại Việt Nam
- Kiểm tra nồng độ cồn trong máu
- Hệ thống đánh giá thông minh trên smartphone và tablet
- Hệ thống giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thông minh SCatalog và SBrochure ( hệ thống catalog và brochre thông minh trên smartphone và tablet)
- Ứng dụng bán hàng trên smartphone, smart TV, mạng xã hội...
- Kiểm tra thực phẩm VietGAP trên smartphone
- Lời giải cho xe trống chiều về – vấn đề nan giải của ngành vận tải Việt Nam
- ứng dụng nghe nhạc trên Blackberry
- Driver Plus nhắc nhở bảo dưỡng xe, thay nhớt...
- Đặt món dễ dàng
- quản lý logistic, tìm kiếm đơn vận, tìm kiếm tuyến vận chuyển, đặt đơn vận chuyển, ship hàng
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>