15 chứng chỉ đáng giá trong ngành lập trình
Chứng chỉ và kỹ năng không chỉ có thể giúp tăng lương của bạn mà còn giúp thăng chức và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Một khảo sát từ Global Knowledge cho thấy 83% chuyên gia CNTT ở Mỹ và Canada đều có bằng cấp IT – với mức lương trung bình cho một chuyên gia IT có bằng cấp là trung bình luôn cao hơn khoảng $ 8.400 (hoặc 11,7 phần trăm) cao so với không có các chứng chỉ cần thiết.
Các nhà tuyển dụng cũng tin rằng các chứng chỉ cũng rất có lợi cho người thuê lao động. Trong số những người được khảo sát, 44% nói rằng các nhân viên có bằng cấp thường thực hiện công việc nhanh hơn, 33% cho biết hiệu quả hơn khi triển khai hệ thống và 23% nói rằng nó giúp rất nhiều trong quá trình deploy sản phẩm cũng như hạn chế bớt lỗi do trình độ của các nhân viên đã vững vàng.
Dưới đây là 15 chứng nhận và bằng cấp có giá trị nhất cho dân công nghệ trong năm nay.
Chứng nhận trong quản trị doanh nghiệp CNTT ( Certified in the Governance of Enterprise IT – CGEIT)
Được cung cấp thông qua ISACA, chứng nhận CGEIT thể hiện kiến thức của bạn về quản trị CNTT doanh nghiệp. Nó cho thấy bạn có khả năng áp dụng những nguyên tắc và khái niệm quản trị CNTT trong môi trường chuyên nghiệp. Khóa học vốn được thiết kế cho những người có “vai trò quản lý, tư vấn hoặc các vị trí đảm bảo liên quan đến quản trị CNTT”, bao gồm IS và IT director, chuyên gia tư vấn, giám đốc điều hành, manager, theo ISACA. Chứng nhận CGEIT hiện đang được xếp hạng là một trong những chứng chỉ có giá trị nhất, theo dữ liệu từ Global Knowledge.
Yêu cầu: Năm năm kinh nghiệm quản lý hoặc nhiều hơn, đã từng đảm nhiệm vai trò tư vấn hoặc giám sát hay hỗ trợ các sáng kiến quản trị CNTT trong môi trường doanh nghiệp. Bạn sẽ cần trải nghiệm ở hai hoặc nhiều lĩnh vực CGEIT, bao gồm quản lý chiến lược, phân tích lợi ích, tối ưu hóa rủi ro và tài nguyên.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ CGEIT: $121,363
Chứng nhận AWS cho kiến trúc sư giải pháp (AWS Certified Solutions Architect – Associate)
AWS vẫn là nền tảng đám mây hàng đầu được lựa chọn và AWS Certified Solutions Architect – Associate certification được thiết kế cho những người làm về AWS. Nói cách khác, nó tập trung vào việc chứng minh khả năng của bạn để thiết kế và triển khai các hệ thống (có thể mở rộng) trên AWS, bao gồm cách giữ cho chi phí phát triển hiệu quả mà không phải hy sinh về bảo mật, độ tin cậy và chất lượng.
Yêu cầu: Một năm kinh nghiệm thực hành thiết kế hệ thống trên AWS hoặc nhiều hơn, kiến thức về ít nhất một ngôn ngữ lập trình cấp cao cũng như hiểu biết về các phương pháp hay nhất xung quanh việc phát triển các ứng dụng dựa trên AWS.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ AWS: $121,292
Chứng chỉ Project Management Professional (PMP)
Chứng nhận PMP được cung cấp thông qua PMI và vốn dành cho các chuyên gia quản lý dự án. PMI cho biết một chứng nhận trong PMP sẽ cho phép bạn “làm việc trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, với bất kỳ phương pháp luận nào và ở bất kỳ địa điểm nào”. Bạn sẽ cần nắm vững năm giai đoạn chính của vòng đời dự án, bao gồm bắt đầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và ngừng hoạt động.
Yêu cầu: Để tham gia kỳ thi, bạn cần ba năm kinh nghiệm trong quản lý dự án, 4.500 giờ cho các dự án ở vị trí lead và chỉ đạo và 35 giờ học các khóa quản lý dự án. Với bằng cấp thứ hai, bạn sẽ cần 5 năm kinh nghiệm, 7.500 giờ quản lí các dự án và 35 giờ học các khóa quản lý dự án.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ PMP: $114,475
Bằng AWS Certified Developer – Associate
Chứng nhận, từ Amazon, được thiết kế cho các nhà phát triển làm việc với các dịch vụ AWS. Qua đó chứng minh khả năng của bạn để phát triển, triển khai và gỡ lỗi các ứng dụng dựa trên Cloud với AWS. Khi các tổ chức ngày càng khẩn trương áp dụng công nghệ Cloud, internet of things, machine learning và các công nghệ mới nổi khác, chứng nhận AWS Certified Developer certification đã trở nên có giá trị hơn đối với ứng viên.
Yêu cầu: Một hoặc nhiều năm kinh nghiệm thực hành thiết kế và duy trì các ứng dụng dựa trên AWS, kiến thức vững chắc về một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao cũng như là sự hiểu biết về các dịch vụ AWS.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ AWS Certified Developer – Associate certification: $114,473
Chứng nhận chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin ( Certified Information Systems Security Professional – CISSP)
Chứng nhận CISSP được cung cấp bởi ISC và được công nhận theo ANSI, cũng như với sự chấp thuận của bộ quốc phòng Mỹ và là tiêu chuẩn cho chương trình ISEEP của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ. Ngoài ra, nó còn được công nhận bởi toàn thế giới như một khóa huấn luyện để giúp các chuyên gia bảo mật IT thiết lập các phương pháp bảo mật hay nhất.
Yêu cầu: Bạn sẽ cần ít nhất năm năm kinh nghiệm về bảo mật thông tin và ít nhất ba năm kinh nghiệm làm người quản lý bảo mật. Kinh nghiệm phải có được trong vòng 10 năm trước khi bắt đầu kỳ thi, hoặc năm năm sau khi vượt qua nó. Bạn cần phải luôn cập nhật giấy chứng nhận với các bài kiểm tra định kì (CPE) và bạn cần có ít nhất năm năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian trong hai hoặc nhiều chủ đề sẽ được đưa vào bài kiểm tra.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ CISSP certification: $111,475
Chứng nhận trong kiểm soát hệ thống thông tin và rủi ro ( Certified in Risk and Information Systems Control – CRISC)
CRISC là “chứng chỉ duy nhất chuẩn bị và cho phép các chuyên gia CNTT đối đầu với những thách thức về IT và quản lý rủi ro cũng như là biến chúng trở thành những lợi ích chiến lược cho doanh nghiệp”. Chứng nhận bảo mật thông tin này là bằng chứng cho khả năng quản lý rủi ro của bạn với các kĩ năng như đánh giá, ứng phó, giám sát và báo cáo.
Yêu cầu: Để đạt được chứng nhận CRISC, bạn sẽ cần ba năm hoặc nhiều hơn trong ít nhất hai trong bốn chủ đề được đề cập trong kì thi. Bạn cũng sẽ cần thực hiện bài thi mỗi năm để duy trì chứng nhận.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ CRISC certification: $111,049
Chứng nhận quản lí bảo mật thông tin ( Certified Information Security Manager – CISM)
ISACA cũng cung cấp chứng chỉ CISM, vốn tập trung vào bảo mật CNTT ở cấp quản lý. Nó được thiết kế để giúp kiểm chứng sự thành thạo trong xây dựng, thiết kế và quản lý các sáng kiến bảo mật doanh nghiệp. Bài kiểm tra chỉ được cung cấp trong khoảng thời gian 16 tuần – với năm nay, khóa học có sẵn bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 1 tháng 6.
Yêu cầu: Để có được chứng nhận CISM, bạn cần ít nhất năm năm kinh nghiệm bảo mật thông tin và phải trong vòng 10 năm kể từ ngày thi hoặc năm năm sau khi vượt qua. Bạn cũng sẽ cần làm bài thi mỗi năm để duy trì chứng nhận.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ CISM certification: $108,043
Chứng nhận ScrumMaster
Scrum Alliance cung cấp chứng nhận ScrumMaster vốn rất nổi tiếng và được tôn trọng trong ngành IT. Trở thành một ScrumMaster tức bạn đã thành thạo về Scrum và cách áp dụng nó tại nơi làm việc. Đó là một chứng nhận đặc biệt hữu ích cho các vị trí quản lý dự án, chương trình, cũng như là các nhà phát triển sản phẩm. Song song đó, bạn cũng sẽ nhận được tư cách là thành viên hai năm với Scrum Alliance, điều này sẽ cho phép bạn truy cập vào các sự kiện dành riêng cho các thành viên.
Yêu cầu: Bạn sẽ cần tham dự khóa học CSM trực tiếp, do một giảng viên Scrum giảng dạy.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ Certified ScrumMaster certification: $106,938
Chứng nhận Hacker (Certified Ethical Hacker – CEH)
Được cung cấp bởi EC-Council, chứng chỉ Hacker (CEH) được chứng nhận cho thấy bạn có các kỹ năng và kiến thức để tìm lỗ hổng trong hệ thống máy tính và có khả năng ngăn chặn tấn công. Một “hacker có đạo đức” là người sử dụng cùng một kỹ năng và kiến thức như một hacker mũ đen để phát triển các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm năng. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn phải nghĩ như một hacker để tìm điểm yếu trong hệ thống và mạng máy tính, nhờ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc sửa các lỗ hổng bảo mật và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn.
Yêu cầu: Bạn sẽ cần hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo mật thông tin.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ Certified Ethical Hacker (CEH): $106,375
Bằng đai xanh Six Sigma
Six Sigma là một phương pháp quản lý được sử dụng để đơn giản hóa quản lý chất lượng liên quan đến nhiều cấp độ. Vì vậy mà bạn không thể nhảy vượt các cấp trong chứng chỉ Six Sigma, vì vậy bất kể bạn đang ở đâu trong sự nghiệp của mình thì đều phải bắt đầu với chứng chỉ Green Belt – cấp thấp nhất. Là một đai xanh Six Sigma, bạn sẽ được hướng dẫn bởi một đai đen trong tổ chức của mình, người sẽ cố vấn bạn trong khi bạn học phương pháp luận.
Yêu cầu: Ba năm kinh nghiệm làm full-time tại một hoặc nhiều lĩnh vực của Six Sigma Green Belt.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ Six Sigma Green Belt: $104,099
Chứng chỉ Citrix Certified Professional – Virtualization (CCP-V)
Chứng nhận của CCP-V thể hiện năng lực trong các ứng dụng desktop ảo sử dụng công nghệ Citrix. Trong đó bao gồm cài đặt các công nghệ, định thành phần kỹ thuật và cấu hình thử nghiệm. Trong năm 2014, chứng nhận này cũng đã thay thế chứng chỉ Citrix Certified Enterprise Engineer (CCEE) và tập trung vào các kỹ năng để triển khai, duy trì và xác định giải pháp dựa trên phần mềm XenDesktop của Citrix.
Yêu cầu: Bạn cần phải đạt được chứng nhận cấp associate của mình trước khi có thể chuyển sang CCP-V.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ CCP-V certification: $103,424
Chứng chỉ Microsoft Certified Solutions Expert (MCSE) – Cơ sở hạ tầng máy chủ
Chứng nhận MCSE là đặc biệt nhất trong danh sách này, vì nó không còn được cung cấp thông qua Microsoft – mà được thay thế bằng chứng nhận MCSE: Cloud Platform và Infrastructure. Tuy nhiên, chứng nhận vẫn được góp mặt vào trong danh sách vì nó vẫn hợp lệ nếu bạn nhận được chứng chỉ trước tháng 3 năm 2017.
Chứng nhận này chứng minh khả năng của bạn để chạy một trung tâm dữ liệu hiệu quả cũng như là kiến thức vững vàng trong các lĩnh vực như công nghệ đám mây, ảo hóa, lưu trữ, mạng, hệ thống và quản lý danh tính.
Yêu cầu: Để kiếm được chứng nhận MCSE, trước tiên bạn cần có một trong bốn chứng chỉ MCSA được cung cấp bởi Microsoft.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ Microsoft Certified Solutions Expert (MCSE) – Server Infrastructure: $100,656
Chứng chỉ kiểm toán viên hệ thống thông tin (CISA)
ISACA cho biết chứng chỉ CISA là “chứng nhận được công nhận toàn cầu về kiểm soát IS.” Đã được bắt đầu kể từ khoảng năm 1978 và tập trung vào việc thể hiện khả năng của bạn trong mọi giai đoạn của quá trình kiểm toán, báo cáo về thủ tục cũng như kĩ năng có thể đánh giá như thế nào về lỗ hổng bảo mật.
Yêu cầu: Bạn sẽ cần ít nhất năm năm kinh nghiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát hoặc bảo mật IS. Có bài kiểm tra mà bạn sẽ cần vượt qua trước khi chuyển sang kỳ thi CISA. Giống như các chứng chỉ ISACA khác, bạn sẽ cần phải liên tục làm bài thi mỗi năm để duy trì chứng nhận của mình.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ CISA certification: $99,648
Chứng nhận Cisco Certified Network Professional (CCNP) Routing và Switching
Chứng nhận CCNP dành cho các chuyên gia IT đã hoàn thành chứng chỉ CCNA và chuyển sang lớp tiếp theo. Theo giấy chứng nhận CCNP, bạn có thể chọn chuyên về Cloud, trung tâm dữ liệu, định tuyến và chuyển mạch cũng như là bảo mật.
Yêu cầu: Bạn sẽ cần hoàn thành bài kiểm tra CCNA Routing và Switching hoặc bất kỳ bài kiểm tra CCIE nào trước khi chuyển sang kỳ thi chứng nhận CCNP.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ CCNP Routing và Switching certification: $99,402
Chứng chỉ Citrix Certified Associate – Networking (CCA-N)
Chứng chỉ CCA-N tập trung vào việc chứng minh trình độ sử dụng NetScaler Gateway trong môi trường doanh nghiệp. Bài kiểm tra bao gồm các lĩnh vực xung quanh việc sử dụng NetScaler Gateway để truy cập an toàn các máy tính desktop, ứng dụng và dữ liệu từ xa.
Yêu cầu: Không có điều kiện tiên quyết để lấy chứng chỉ CCA-N.
Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ CCA-N certification: $99,217
CIO
- Việt Nam con hổ châu á mới đang trỗi dậy?
- Tổng hợp mẫu hợp đồng tiếng Anh thương mại để giao thương quốc tế
- Những trang web tăng SEO cho app bằng cách cho tải file .APK từ Google Play Store
- iOS bám đuổi quyết liệt Android về thị phần di động
- Có một thứ mà mọi kỹ sư phần mềm đều nên?
- 6 gợi ý cho developer đang tìm việc tại Singapore
- Một số hình thức thu tiền từ ứng dụng ( mobile app )
- Lịch sử các Ngôn ngữ lập trình [Inforgraphic]
- Tôi yêu Go và tôi cũng ghét Go?
- Cuốn sách Oreilly Building on SugarCRM Jul 2011
- VietOCR.NET Phần mềm nhận dạng hình ảnh và sử lý văn bản trên hình ảnh và file pdf
- API là gì? Vì sao API có ý nghĩa sống còn với cả thế giới điện toán?
* Viết ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng: iPhone, iPad , Android, Tablet, Windows Phone, Blackberry, Uber app, Grab app, mạng xã hội, vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
* Viết ứng dụng tìm và đặt xe, các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ, uber for x, ứng dụng giúp việc,...
* Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
* Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup, ...
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>