Tôi đã thất bại khi xin việc tại Google và Facebook như thế nào?
Tôi vừa mới hoàn thành bài thi cuối kì vài tiếng trước, nếu không có gì trục trặc (Có nghĩ là tôi không bị rớt bất cứ khóa học nào) thì tháng 7 này tôi sẽ chính thức tốt nghiệp… Đây cũng là đánh dấu cho sự kết thúc năm cuối của tôi tại đại học National University of Singapore.
Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xin vào vị trí intership của các ông lớn công nghệ (Google và Facebook là 2 công ty phỏng vấn tôi còn Microsoft, Amazon và các công ty lớn khác thì hoàn toàn không đoái hoài gì đến đơn xin việc của tôi)
Đầu tiên là Google, nhờ vào thư giới thiệu của một người bạn đang làm tại Google Mountain View mà tôi quyết định xin vào vị trí thực tập sinh của hãng (đây cũng là cách nhanh nhất để bạn có thể được công ty cân nhắc và hẹn phỏng vấn). Tiếp theo, nếu họ thấy bạn có tiềm năng thì bên HR sẽ gọi và hỏi để set thời gian cho một buổi phỏng vấn.
Đối với vị trí intern thì sẽ có 2 cuộc gọi phỏng vấn. Do người phỏng vấn ở Mỹ nên tôi phải làm 2 cuộc phỏng vấn vào lúc 2 và 3 giờ sáng (Khác múi giờ vì tôi ở Singapore lận).
Sau khoảng 2 đến 3 tuần, hãng sẽ gửi mail, cho biết bạn đã đậu hay không.
Nếu đậu thì bạn sẽ được đưa vào một list danh sách để các ban phòng quyết định sẽ chọn bạn về làm thành viên của họ hay không.
Thật không may, sau 2 tháng, vẫn chưa có ai chọn tôi thế nên công ty quyết định loại tôi ra.
Đây cũng là giai đoạn mà tỉ lệ bị loại cao nhất. Tôi cũng biết là phần lớn sinh viên của trường cũng “fail” như tôi. Có lẽ việc xin làm thực tập sinh tại US giờ đã trở nên khó khăn hơn.
Dù vậy, tôi vẫn nghĩ là mình còn cơ hội……Tôi đã nhờ chi nhánh Bắc Mỹ của Google chuyển CV của tôi đến Google APAC. Một HR từ chi nhánh Sydney đã chấp nhận và phỏng vấn tôi.
Tuy nhiên sau đó, họ có hỏi rằng tôi có muốn làm việc cho nhà nước và tại Singapore trong 3 năm sau khi tôi tốt nghiệp không. Khi tôi trả lời là “có”, họ nói rằng nó có ảnh hưởng không tốt tới việc làm cho họ.
Nguyên nhân là họ luôn ưu tiên các ứng viên muốn ra nước ngoài làm cũng như có khả năng làm full-time tại Úc….. Và thế là, cuối cùng thì tôi vẫn bị “fail”……..
Như vậy cơ hội làm cho Google của tôi đã biến mất… Ngoài ra, trong năm 2017, tôi cũng được Facebook phỏng vấn. Chẳng là, tôi vốn đã gửi đơn xin vào làm cho hãng (cũng ở vị trí intern) nhưng mãi đến tháng 2 họ mới liên lạc với tôi….Một người bạn nói với tôi rằng Facebook chi nhánh London đang mở rộng nên họ có nhiều vị trí trống cho intern (Đây là nguồn tin mật chứ hãng không công khai ra).
Sẽ có 2 vòng phỏng vấn về kĩ thuật với Facebook, tất nhiên là đều thông qua điện thoại. Một lần nữa vì khác múi giờ mà buổi phỏng vấn diễn ra vào lúc 11 giờ tối.
Cuộc phỏng vấn diễn ra khá suôn sẻ (tôi đoán là vậy), có 2 câu hỏi liên quan về lập trình và tôi đều trả lời được chúng. Trong khi tôi đang chờ kết quả cho vòng 1 thì HR đã ngay lập tức gọi cho tôi, vốn khá là gấp……
Một lần nữa, bên HR vẫn hỏi là tôi có muốn làm tại nước mình không và tôi tiếp tục trả lời là “có”. Và lúc đó, tôi đã được giải thích rằng họ chỉ muốn kiếm ứng viên có khả năng làm full-time tại London (….chỉ là thực tập thôi mà, có cần nghiêm túc vậy không….).
Thế nên kết quả không có gì ngạc nhiên….tôi bị fail.
Thú thật thì tôi đã khá thất vọng, vốn đã chuẩn bị rất kĩ cho buổi phỏng vấn…tôi xém nữa là khóc luôn…
Dù sao đi nữa thì đây vẫn chỉ là thực tập thôi, tôi đã thử và fail. Thế nhưng sự nghiệp của tôi vẫn còn khá dài. Nên có là thất bại nhưng nó đã cho tôi rất nhiều bài học. Fail trong việc xin vào làm cho Google và Facebook nhưng tôi biết rằng nó không hề nằm ngoài khả năng của mình. Việc cần làm giờ là phải tự phát triển kĩ năng của mình để khi cơ hội khác xuất hiện thì tôi sẽ sẵn sàng nắm bắt nó.
Và cũng có thể rằng sau 5 năm nữa, tôi sẽ vô cùng biết ơn khi mình đã thất bại khi xin vào làm cho Google và Facebook (Ai biết được! Đời mà)…. Bởi những sự kiện sẽ liên kết với nhau và lúc nào đó trong cuộc đời, ta sẽ hiểu ra rằng chúng đều có ý nghĩa nào đó. 4 năm về trước, khi vào học tại National University of Singapore. Họ đã hỏi tôi về ngành mà tôi muốn, và ghi ra trong 5 option. Với 2 option đầu tôi đều ghi là kinh doanh, số còn lại là tôi ghi đại. Thế nhưng, một trong số đó là Computer Science. Thật đáng ngạc nhiên là NUS lại trao cho tôi một suất học bổng cho ngành computer science. Tôi lúc đó cũng không nghĩ gì nhiều và chấp nhận nó.
Điều mà tôi có thể nói với bạn rằng đó là một trong những quyết định đúng đắn nhất của tôi. Sau một học kì, tôi nhận ra rằng computer science chính là ngành mà tôi muốn học và làm. Dù rằng ban đầu tôi không hề hay biết nhưng sau một chuỗi các sự kiện khá ngẫu nhiên, thì giờ tôi lại tìm thấy được ngành mà mình yêu thích. Vì tôi tin rằng, dù là thất bại nhưng nó sẽ giúp tôi đạt được một điều gì đó mà nhờ tôi sẽ có được hạnh phúc…
Đây là một bài viết không ngắn nhưng nó là những gì tôi rút ra được trong học kì cuối cùng tại NUS.Tôi sẽ vào làm cho Garena Singapore cuối tháng 7 này tại vị trí Software Engineer. Tất cả đối với tôi chỉ là mới bắt đầu thôi.
“…..Đây không phải kết thúc, càng không phải là sự bắt đầu của kết thúc. Còn nếu là sự chấm dứt, thì có lẽ, là của sự bắt đầu…..” (Winston Churchill)
Medium
Có thể bạn chưa biết:
- Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những trung tâm đổi mới Blockchain của Đông Nam Á
- Blockchain có thực sự an toàn? 3 cách mà mạng Blockchain có thể bị tấn công
- Blockchain – Khởi nguồn của một nền kinh tế mới: Chương 6 – Những hạn chế (Phần 2)
- Xây dựng 1 Blockchain đơn giản chỉ với 50 dòng code
- Blockchain – Khởi nguồn của một nền kinh tế mới: Chương 3 – Blockchain 3.0 (Phần 2)
- Ví bitcoin là gì? Hướng dẫn cách tạo ví bitcoin trên blockchain
- Tangle có thực sự là đối thủ đáng gờm của Blockchain hay không? So sánh Tangle và Blockchain!
- Lightning Network không hoàn hảo như chúng ta nghĩ! Có một vấn đề lớn cần được giải quyết!
- Blockchain – Khởi nguồn của một nền kinh tế mới: Chương 3 – Blockchain 3.0 (Phần 6)
- Tạo Blockchain và BitCoin bằng HTML và Javascript (Phần 3): Tự tạo ra một đồng Bitcoin của mình
- Hướng dẫn cách tạo ví Ethereum (ETH coin) trên MyEtherWallet
- Singapore gia nhập danh sách các quốc gia cảnh giác trước Libra
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>