Tất tần tật về tác chiến điện tử
Tác chiến điện tử (tiếng Anh: Electronic warfare - EW), viết tắt TCĐT, là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.
Nhiệm vụ tác chiến điện tử
Vô hiệu hóa các hệ thống C3I: Command (chỉ huy), Control (điều khiển), Communications (truyền tin), and Intelligence (tình báo); C4IRS: Command (chỉ huy), Control (điều khiển), Communications (truyền tin), Computers (máy tính), Intelligence (tình báo), Surveillance (cảnh giới), và Reconnaissance (trinh sát) của đối phương.
Duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và thông tin liên lạc của quân nhà.
Vai trò
Học thuyết quân sự hiện đại của Mỹ cho rằng: "Trong chiến tranh, ai khống chế được việc sử dụng phổ điện từ sẽ là người chiến thắng"; "Lịch sử chứng minh rằng chiếm ưu thế trong tác chiến điện tử dẫn đến thắng lợi trong các hoạt động quân sự".
Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển như vũ bão, và trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự thì TCĐT trở thành nhân tố sống còn của chiến tranh.
TCĐT là phương tiện nhân bội sức mạnh và là một trong 3 nhân tố then chốt của chiến tranh công nghệ cao, bao hàm cả tiến công và phòng thủ, vì thế các quốc gia cần đầu tư ngay từ thời bình và luôn sẵn sàng.
Các thành phần
Thành phần của tác chiến điện tử bao gồm trinh sát điện tử, bảo vệ điện tử và chế áp điện tử.
Trinh sát điện tử
Là loại hình trinh sát quân sự dùng phương tiện điện tử, được tiến hành từ mặt đất, trên không, trên vũ trụ, trên và dưới mặt nước. Trinh sát điện tử bao gồm sáu loại trinh sát sau:
Trinh sát vô tuyến điện
Trinh sát vô tuyến truyền hình
Trinh sát nhiệt (trinh sát hồng ngoại)
Trinh sát rada
Trinh sát âm thanh
Trinh sát thủy âm
Bảo vệ điện tử
Gồm toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử làm việc an toàn, ổn định, chống đối phương gây nhiễu và đánh phá, chống tự nhiễu lẫn nhau của các phương tiện điện tử.
Chống trinh sát điện tử
Chống chế áp điện tử
Kiểm soát điện tử
Dung hòa trường điện từ
Chế áp điện tử
Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm hai loại là chế áp cứng và chế áp mềm.
Chế áp cứng là hành động nhằm cản trở, gây khó khăn hay tiến hành phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử đối phương bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các dạng năng lượng khác.
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường (kể cả dạng có điều chế ở các mức độ khác nhau; được số hóa theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau; được lập trình thành các nhóm như các gói tin (packet) hay các viên đạn điện tử - thông tin trên internet; các phần mềm virut; các câu lệnh truy vấn trên URL;...); được phát xạ, phát ra hoặc phản xạ hay sao chép lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, gây khó khăn hay loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện ĐT đối phương. Có các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả….
Trong các phương tiện điện tử của đối phương cần chế áp, thì máy tính (PC, laptop) hay mạng máy tính là mục tiêu quan trọng nhất của TCĐT.
Có thể nhận thấy, Mĩ và các nước đồng minh phương tây là các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất hiện nay, cùng với đó, khả năng tác chiến điện tử của Mĩ được sự hỗ trợ của các khoa học kĩ thuật hàng đầu thế giới đem lại cho quân đội nước này khả năng lợi thế rất lớn.
Các phương tiện
Như ta đã biết, trinh sát điện tử được thực hiện từ trên không, trên vũ trụ, trên mặt đất, và cả dưới mặt nước.
Các bộ khí tài trinh sát và chế áp điện tử, có thể vô hiệu hóa phần lớn các loại vũ khí có điều khiển như UAV, đạn có điều khiển, máy bay và cả tên lửa hành trình.
Trinh sát bằng vệ tinh
Mĩ hiện là quốc gia đứng đầu về số lượng vệ tinh trên thế giới và đang chiếm ưu thế trong hoạt động trinh sát nhằm mục đích quân sự, bao gồm các vệ tinh địa tĩnh trinh sát tín hiệu SIGINT, các vệ tinh phát hiện các cuộc phóng tên lửa, các vệ tinh trinh sát chụp ảnh KH và các vệ tinh trinh sát bằng ra-đa. "Các vệ tinh gián điệp mới nhất của Mĩ có thể nhìn thấy các đường phố ở Bắc Kinh, thậm chí khi thời tiết đẹp có thể thấy tuyến đường dây cao áp của thành phố này", vệ tinh đem lại khả năng tình báo rất cao cho quân đội Mĩ. Tuy nhiên hạn chế của phương thức nàylà độ chính xác thấp, chủ yếu dùng trinh sát các mục tiêu chiến lược, cố định; phụ thuộc điều kiện khí hậu, thời tiết; do bay theo những quỹ đạo có quy luật, dễ bị phán đoán, đề phòng trước; chỉ tối ưu trong báo động sớm nhưng hạn chế trong thu thập tin tức tình báo; dễ bị gây nhiễu và mất tác dụng.
Trinh sát bằng máy bay
Mỹ đặc biệt đầu tư phát triển các máy bay trinh sát có và không người lái, hoạt động ở các độ cao khác nhau với nhiệm vụ và mục đích khác nhau, được hiện đại hoá về cả các phương tiện trinh sát, truyền thông cũng như khả năng tự vệ, gồm: MBTS và gây nhiễu EA-6B; Các MBTS báo động sớm AWACS (E-A3); MBTS tầm cao U-2, TR-1; RC-135 trinh sát chiến lược; Các MBTS chiến thuật EF-111, RF-4C, MBTS không người lái Predator, Global Howk… Hạn chế: phụ thuộc điều kiện thời tiết, khí hậu ở khu vực tác chiến; dễ bị đối phương phát hiện làm lộ ý đồ trinh sát hoặc bị tiêu diệt, cản phá; các MBKNL thường có đường bay ổn định, phụ thuộc nhiều vào địa hình, có thể bị đối phương đoán biết, tiêu diệt hoặc đề phòng…
Trinh sát trên tàu
Trinh sát trên tàu là thế mạnh của Mỹ. Với lực lượng Hải quân hùng hậu, có trang bị hiện đại và có nhiều căn cứ trên biển, Mỹ có thể tiếp cận được vào mọi bờ biển trên thế giới. Trên biển Đông và TBD, thường xuyên Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động, trong đó có trinh sát quân sự đối với Việt Nam,trong chiến tranh Việt Nam
Các tàu chiến chủ yếu của Mỹ đều được trang bị các hệ thống chặn bắt tín hiệu, định vị và TCĐT, giúp phát hiện các hoạt động điện tử của các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa, tàu quét mìn của hải quân đối phương trong khu vực tác chiến Hạn chế: Khu vực hoạt động và cự ly phát hiện các mục tiêu trên biển bị ảnh hưởng của độ cong Trái Đất; khi tiếp cận vào trinh sát đối phương thường lệ thuộc vào điều kiện khu vực biển, khả năng vào được gần bờ...
Trinh sát trên mặt đất
Mỹ & ĐM có các trạm trinh sát SIGINT đặt tại các căn cứ mặt đất dùng chặn bắt từ xa các tín hiệu tên lửa, tín hiệu đặc biệt khác trong không gian và các trạm trinh sát ra-đa dùng phát hiện các đài ra-đa đối phương, đặt trên đất liền đảo các nước thân Mỹ.
Mỹ có thể sử dụng hàng loạt thiết bị trinh sát và gây nhiễu sử dụng một lần, được nguỵ trang dưới các dạng thực vật, rải vào khu vực tác chiến bằng máy bay các loại. Thông tin thu được sẽ truyền về trung tâm chỉ huy hoặc tự chúng lựa chọn phương án gây nhiễu theo chương trình đã được cài đặt trước.
Hạn chế: các thiết bị này có độ phân biệt thông tin thật, giả kém, dễ bị gây nhiễu và vô hiệu hoá khi bị phát hiện.
Mặc dù mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy hiện nay Mĩ và các đồng minh, cũng như các nước có khoa học quân sự tiên tiến khác như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ thường sử dụng tổng hợp nhiều thiết bị trinh sát gián điệp để chụp ảnh trên không, trinh sát trên biển, theo bám thiết bị hồng ngoại, theo dỗi thay đổi từ trường, trinh sát tín hiệu điện tử…
Việc tiến hành trinh sát và thu thập tin tức tình báo không những tập trung vào lĩnh vực quân sự mà còn mở rộng ra cả các lĩnh vực chính tri, kinh tế, khoa học công nghệ cả các góc độ cuộc sống của dân chúng.
Trinh sát điện tử được hỗ trợ bởi các công nghệ hiện đại nhất hiện nay, nhưng không phải cứ hiện đại là có thể giành chiến thắng, lấy ví dụ trong cuộc chiến xung đột Israen- Hecbola vừa qua sự kiện tên lửa đối hạm C-802 của Hecbola bắn chìm tàu hộ tống Eliat Saaz 5 của Israen đã đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao các phương tiện trinh sát hiện đại của Israen không phát hiện vị trí tên lửa C802, cũng như thời điểm phóng tên lửa.
Ta thấy bất cứ phương tiện nào, dù hiện đại đến đâu đều có điểm yếu riêng và việc nghiên cứu tìm ra các điểm yếu của đối phương để tiến hành phòng chống vô hiệu hóa các thiết bị trinh sát là rất quan trọng.
Xu hướng phát triển của các hình thức trinh sát và tác chiến điện tử nói chung
a) Xu hướng chung:
Hiện đại hoá trang thiết bị gây nhiễu nhiều chủng loại, công suất lớn, gây nhiễu trên mọi phổ tần (phổ tần rộng, đa phổ), nhiều đối tượng chế áp.
Kết hợp các phương tiện tiến công đường không hiện đại; dùng kỹ thuật bức xạ điện từ, hồng ngoại, laze, nhiệt, vật liệu mới huỷ diệt các thiết bị điện tử của đối phương; tiến hành đồng bộ với cuộc chiến tranh không tiếp xúc.
Trong CD "Sức mạnh đồng minh" chống NT, các hoạt động tác chiến cho thấy:
Các phương tiện TCĐT không chỉ có khả năng phá hoại các hệ thống VTĐT mà cả các hệ thống cung cấp năng lượng bao gồm cả đường dây truyền tải…
Mục tiêu của TCĐT và VKCNC ngoài hệ thống điều khiển chiến tranh còn cả hệ thống quản lý nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống năng lượng…
b) Một số hướng phát triển mới:
Chiến tranh thông tin và chiến tranh tâm lý Phá hoại cơ sở truyền tin, phát thanh của đối phương, cắt các đường thông tin qua vệ tinh. Dùng các phương tiện phát sóng AM,FM và truyền hình với nội dung xuyên tạc sự thật, gây hoang mang cho quân đội và nhân dân, giảm lòng tin và ý chí chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.
Chiến tranh mạng
Áp dụng công nghệ mới như công nghệ nano, vật liệu mới…
Sử dụng các vũ khí phi sát thương.
c) Các biện pháp chủ yếu chống tác chiến điện tử của địch
Chuẩn bị đối phó chiến tranh không tiếp xúc, bảo toàn lực lượng, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch, bảo vệ các phương tiện điện tử quân sự để đánh lâu dài.
Đầu tư vào CN-KT mới có chọn lọc, cải tiến và nâng cấp VK-TB.
Đầu tư về con người về cả tinh thần, ý chí chiến đấu, trình độ KH-KT và chuyên môn.
Từ thực tiễn những cuộc chiến tranh gần đây, cần đi sâu nghiên cứu, phân tích, tìm ra quy luật của chiến tranh để chỉ đạo kịp thời, phù hợp với thực tiễn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nếu biết phát huy nhân tố con người và truyền thống dân tộc thì không có máy móc nào có thể dự đoán chính xác được. Những hạn chế của các thiết bị trinh sát, kĩ thuật trinh sát cần được nghiên cứu một cách cụ thể, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp đối phó có hiệu quả như:
Vận dụng tổng hợp các biện pháp chống TSĐT.
Thực hiện "im lặng VTĐ", đồng thời sử dụng các đài nghi binh có thể làm cho hoạt động trinh sát không thể thực hiện hoặc bị rối loạn.
Phát sóng, bộc lộ lực lượng đúng thời cơ.
Biện pháp chiến thuật: Cơ động phòng tránh, đánh trả.
Một số thiết bị gây nhiễu hệ thống điện tử
Trong cuộc diễn tập chung Nga - Belarus "Lá chắn Liên minh 2015", các đơn vị tác chiến điện tử quân khu phía Tây sử dụng tổ hợp gây nhiễu tự động "Zhitel" chế áp các máy bay không người lái của đối phương giả định. Các trắc thủ xác định tần số điều khiển và truyền tải thông tin của UAV, chế áp kênh thông tin bằng biện pháp gây nhiễu. Tổ hợp "Zhitel", khi tiến hành chế áp hệ thống điều khiển UAV đối phương, hoàn toàn không gây nhiễu cho không quân của quân ta. Quy trình sử dụng UAV có một nhược điểm quan trọng là yêu cầu hệ thống truyền thông trao đổi thông tin phải thường xuyên liên tục với các đài chỉ huy và điều hành tác chiến trên mặt đất, phương án đơn giản nhất để vô hiệu hóa UAV là gây nhiễu cắt đứt liên lạc, tổ hợp Zhitel được thiết kế cho nhiệm vụ này.
Zhitel bản chất là tổ hợp tự động gây nhiễu R-330Z, mục đích yêu cầu nhiệm vụ: tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và chế áp điện tử các đài thông tin vệ tinh, chế áp mạng truyền thông cơ động chuẩn kết nối GSM và GPS. Tín hiệu sẽ bị gây nhiễu trong bán kính khoảng từ 20 – 30 km từ đài phát tín hiệu.Trong khu vực này, khi khởi động chế áp điện tử, các đài thông tin liên lạc của quân ta cũng bị gây nhiễu, vì vậy khi bắt đầu chuẩn bị tấn công chế áp điện tử. Các đài thông tin và truyền thông quân ta được lệnh đưa về chế độ câm, không liên lạc và tắt nguồn. Tổ hợp "Zhitel" có khả năng cơ động cao do sau khi chế áp trang thiết bị đối phương nó cần phải nhanh chóng cơ động rời trận địa, do tín hiệu radar và sóng vô tuyên có thể bộc lộ vị trí của nó. Cơ động nhanh chính là nguyên tắc của Tác chiến Điện tử.
Hiệu quả tác chiến của "Zhitel" đã được minh chứng trong các trận chiến ở Chesnia, khi đó mới là các phiên bản đầu tiên, đài trinh sát vô tuyên đã xác định được các cuộc gọi của nhóm chiến binh khủng bố và chuyển tọa độ vị trí cho các khẩu đội pháo binh – tên lửa. NChính tổ hợp "Zhitel" đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt Dzhokhar Dudayev, xác định được tọa độ điện thoại liên lạc vệ tinh của Dudayev và dẫn bắn tên lửa. Tổ hợp cũng thể hiện khả năng tác chiến mạnh mẽ trong xung đột ở Nam Ossetia, gây nhiễu khiến các UAV của Gruzia lạc hướng.
Tháng 3/2014, ở Crimea, UAV của quân đội Mỹ, sản xuất từ Israel - MQ-5B đã bay trên bầu trời Sevastopol để thu thập thông tin, chụp ảnh quay video, tất cả dữ liệu được chuyển về cho các phi công UAV ở căn cứ trinh sát quân sự Mỹ khu vực Kirovograd (Ukraine). Đột nhiên, chiếc MQ-5B biến mất khỏi màn hình radar đồng thời cũng mất liên lạc. Tổ hợp tác chiến điện tử "Avtobaza" đã gây nhiễu cắt đứt liên lạc của chiếc drone với trung tâm chỉ huy, sau đó chiếm quyền điều khiển chiếc UAV và ra lệnh hạ cánh xuống lãnh thổ nước Nga. Một trường hợp tương tự như vậy cũng đã xảy ra ở Syria, khi đó người Mỹ cho rằng chiếc drone bị quân đội chính phủ Syria bắn rơi. Nhưng thực tế drone Mỹ đã bị bộ khí tài "Avtobaza", do nước Nga cung cấp cho Syria, chiếm quyền điều khiển và bắt hạ cánh.
Năm 2014, một máy bay cường kích Su-24 tiếp cận khu trục hạm USS Donald Cook của Mỹ. Thay vì tên lửa chống tàu, chiếc Su-24 mang dưới cánh bộ khí tài tác chiến điện tử Khibiny. Khi kích hoạt, khu trục hạm Mỹ mất hoàn toàn khả năng chiến đấu của tất cả các hệ thống radar, hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống thông tin liên lạc, nếu trong tình huống chiến tranh thì nó coi như mất khả năng chiến đấu và sẽ bị chiếc Su-24 tiêu diệt dễ dàng. Sau đó, chiếc khu trục hạm được lệnh phải quay về Rumani.
Ngoài những tổ hợp khí tài "Zhitel'", "Avtobaza" "Khibiny", Nga còn chế tạo rất nhiều các loại trang thiết bị, khí tài tác chiến điện tử khác nhau, có khả năng chiến đấu hiệu quả không chỉ chống lại các lực lượng quân sự là đối thủ tiềm năng, mà còn có khả năng vô hiệu hóa thông tin liên lạc các lực lượng, tổ chức khủng bố, bạo loạn, tội phạm khác nhau. Lực lượng đổ bộ đường không được trang bị bộ khí tài nhỏ gọn "Infauna" Khi cài đặt trong xe bọc thép, tổ hợp sẽ gây nhiễu vô tuyến trong dải tần HF và VHF, vô hiệu hóa các khối nổ tự chế hoặc nhập từ nước ngoài điều khiển vô tuyến.
Ngoài ra, các bộ khí tài quang điện tử gây nhiễu có khả năng xác định chớp lửa của vũ khí và tự động dựng màn khói che kín mục tiêu cần bảo vệ. Trang thiết bị bảo mật thông tin liên lạc "Judoka", có khả năng phát hiện và vô hiệu hóa các thiết bị điện tử thứ ba kết nối vào hệ thống truyền tải đầu cuối của các kênh dữ liệu.
Tổ hợp "Borisoglebsk-2" bao gồm một trạm kiểm soát tự động và bốn loại thiết bị làm nhiễu – hoạt động theo một thuật toán duy nhất, phát hiện, xác định các nguồn thu phát sóng radio ngoại lai và chế áp tự động. Tổ hợp không chỉ rất cơ động, mà khả năng tác chiến điện tử cũng rất mạnh – theo tầm xa tác động lên trang thiết bị đối phương cũng như năng lực tác chiến. Bộ khí tài TCĐT này có thể chế áp điện tử cả máy bay lẫn tên lửa hành trình.
Tác chiến điện tử-sự thành bại của chiến tranh công nghệ cao
Quy luật khắc nghiệt của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Trước tình hình căng thẳng ngày một căng thẳng trên Biển Đông, Hoa Đông giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Philipines, Việt Nam…cùng với sự can dự của Mỹ thì tác chiến điện tử là vô cùng quan trọng.
Dư luận, báo chí lại tốn không ít lời và giấy mực để bình luận, so sánh sức mạnh quân sự của từng bên đối địch…Tuy nhiên, sự đánh giá đều thiếu độ chính xác hoặc chỉ là phép cộng trừ số học khi chỉ căn cứ vào tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí trang bị mà đôi bên hiện có, bởi lẽ, có một khả năng quyết định sự thắng, thua của chiến tranh hiện đại bằng vũ khí công nghệ cao (VKCNC) thì không ai có thể nắm biết được. Đó là khả năng tác chiến điện tử của từng bên tham chiến.
Tác chiến điện tử hiện nay đang được nâng lên thành thuật ngữ "Chiến tranh phi tiếp xúc". Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng tác chiến có thể tấn công nhiều đối phương trong cùng một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh, gây tổn thất nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể.
Tác chiến điện tử diễn ra với mức độ cao, tinh vi, cường độ lớn, loại hình tác chiến điện tử đa dạng. Tác chiến điện tử diễn ra trong cả thời bình và thời chiến, nó phục vụ cho mục đích cơ bản ban đầu là chiếm ưu thế trong hệ thống kinh tế thương mai toàn cầu, đạt được những mục đích chính trị trong các hoạt động đối nội, đối ngoại và cuối cùng là giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh phi hạt nhân nếu tiến hành.
Tác chiến điện tử trong phạm vi quân sự thực chất là làm chủ, khống chế làn sóng điện từ, gây nhiễu loạn toàn bộ hệ thống chỉ huy, TTLL, quan sát của địch, qua đó làm cho VKCNC của đối phương trở thành "mù, điếc và ngu dốt", bảo vệ được ta.
Hệ thống gây nhiễu hiện đại SPN-30 của Lữ đoàn tác chiến điện tử 87-Cục tác chiến điện tử-Bộ tổng TM QĐND Việt Nam
Hệ thống gây nhiễu hiện đại SPN-30 của Lữ đoàn tác chiến điện tử 87-Cục tác chiến điện tử-Bộ tổng TM QĐND Việt Nam
Với Việt Nam, chúng ta chẳng xa lạ và ngỡ ngàng gì về vai trò, vị trí của tác chiến điện tử trong chiến tranh bởi thực ra Việt Nam và Mỹ đã từng đối đầu trong cuộc chiến tranh điện tử quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 2 dấu ấn còn để lại, đó là "hàng rào điện tử Macnamara" và chiến dịch tập kích đường không của Mỹ 12 ngày đêm vào Hà Nội.
Sự ra đời của Cục tác chiến điện tử-Bộ tổng tham mưu QĐND Việt Nam và mới đây ngày 03/7/2013 đã thành lập Lữ đoàn tác chiến điện tử 87 trực thuộc Cục tác chiến điện tử là một sự thay đổi về lượng để chuyển biến về chất, đưa hoạt động tác chiến điện tử của quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, tinh nhuệ và thiện chiến trên cơ sở những kinh nghiệm chiến tranh, những bài học quý hiếm chỉ có được từ xương máu của thế hệ ông cha để lại… đã chứng tỏ sự trưởng thành của QĐND Việt Nam và tầm nhìn chiến lược của Hà Nội.
Tác chiến điện tử với 3 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Trinh sát điện tử, bảo vệ hệ thống điện tử và chế áp hệ thống điện tử.
Trinh sát điện tử: Dùng các phương tiện điện tử để trinh sát quân sự với 6 hình thức, đó là: trinh sát vô tuyến điện; trinh sát vô tuyến truyền hình; trinh sát ảnh nhiệt - hồng ngoại; trinh sát radar; trinh sát âm thanh; trinh sát thủy âm, được tiến hành từ trên không bằng máy bay, trên vũ trụ bằng vệ tinh, trên mặt đất, trên biển bằng hệ thống radar, quan trắc, tàu thuyền và trong lòng biển bằng các phao thủy âm, radar sona…
Bảo vệ hệ thống điện tử: Là toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử của ta làm việc an toàn, ổn định, trước sự gây nhiễu và đánh phá của địch, chống trinh sát điện tử của địch.
Chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm.
Chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác.
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả… Có thể nói, tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại là bài toán khó đối với những nước có nền khoa học kỹ thuật còn yếu. Những loại khí tài dùng phản công điện tử thì có giá thành rất cao và công nghệ được đưa vào hàng chiến lược, tuyệt mật và đương nhiên các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Nga và EU sẽ có được lợi thế và khả năng trong thực hiện nhiệm vụ chế áp điện tử. Trung Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng lực lượng tác chiến điện tử riêng cho mình, tuy nhiên so với các cường quốc nói trên thì vẫn còn rất nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm.
Sự hình thành tác chiến điện tử trong Chiến tranh Việt Nam
Với Việt Nam thì chúng ta chưa đủ sức để phản công điện tử, chống tác chiến điện tử với hình thức chế áp cứng với đối phương là Mỹ, nhưng bảo vệ hệ thống điện tử, chế áp mềm thì Việt Nam có đủ tự tin, bản lĩnh và kinh nghiệm phong phú.
Thông thường, chiến tranh ngày nay chỉ xảy ra bắt đầu từ một quốc gia hùng mạnh chủ động tấn công một quốc gia nhỏ yếu hơn mình, năng lực quốc phòng hạn chế gần như có chung một phương thức tiến hành.
Đầu tiên, máy bay tàng hình, tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như "mù" và "điếc".
Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại một cách dễ dàng và đánh phá các trung tâm kinh tế, chính trị, quốc phòng…mà không hề gặp sức kháng cự.
Mục đích chiến tranh đạt được hay không tùy thuộc có thống trị được bầu trời đối phương hay không, cho nên, giai đoạn này được coi là đặc biệt quan trọng.
Trong phương thức chiến tranh này, dễ dàng nhận thấy giai đoạn đầu tiên có vai trò then chốt, quyết định thời gian, kết quả của chiến tranh. Đó chính là hoạt động tác chiến điện tử với hình thức chế áp điện tử.
Song hành cùng sự phát triển của không quân, hệ thống phòng không, tên lửa phòng thủ biển diệt hạm ngày càng phát triển với nhiều chủng loại có khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không và trên biển cực lớn.
Nếu tác chiến điện tử không thành công, nghĩa là khả năng phòng không, phát hiện mục tiêu, sự thông tin liên lạc chỉ huy của đối phương chưa bị đánh quỵ thì giá phải trả của không quân, chiến hạm khi bị giáng trả là không tránh khỏi và đương nhiên chiến tranh có thể kéo dài, mà càng kéo dài thì càng tốn kém, việc sa lầy là hiện hữu.
Điều rút ra quan trọng, lý thú ở đây là VKCNC luôn phát huy tác dụng khi tồn tại trong môi trường điện tử thuận lợi. Khi không thuận lợi như bị nhiễu loạn thì VKCNC như là kẻ "mù, điếc và ngu dốt" không hơn không kém. Dù cho có một hệ thống trinh sát điện tử hiện đại thì kết quả tín hiệu, thông tin thu được sẽ vô dụng nếu không có sự phân tích xác đáng và tất cả phân tích đều vô dụng nếu tướng lĩnh, người lính không đánh giá xác đáng.
Đó là lý do vì sao trong trận hải chiến tháng 10/1973, tàu phóng tên lửa Ixrael dù tầm phóng tên lửa kém tàu tên lửa Ai-Cập 2,5 lần nhưng vẫn cho biên đội 3 tàu tên lửa Ai-Cập yên nghĩ vĩnh viễn dưới đáy biển.
Đó là lý do tại sao trong cuộc chiến xung đột Israen - Hecbola vừa qua sự kiện tên lửa đối hạm C-802 của Hecbola bắn chìm tàu hộ tống Eliat Saaz 5 của Israen đã đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao các phương tiện trinh sát hiện đại của Israen không phát hiện vị trí tên lửa C802, cũng như thời điểm phóng tên lửa.
Và cuối cùng, đó là lý do vì sao tàu tên lửa, tàu phóng lôi, TT-400TP…của Việt Nam nhỏ nhanh, uy lực, dù tầm hỏa lực kém xa những chiến hạm hiện đại của đối phương nhưng vẫn tự tin đối đầu nếu như điều đó xảy ra.
Các cuộc đối đầu ác liệt giữa lực lượng Phòng không Việt Nam và Không quân Mỹ đã hình thành một chiến trường tác chiến điện tử.
Chìa khóa công nghệ radar
SRC-268 của Mỹ, một trong những radar cảnh báo sớm đầu tiên của thế giới. Ảnh: U.S Army
Phát minh của Watson đã mở đường cho sự bùng nổ của công nghệ radar, đặc biệt ứng dụng trong quân sự, để nâng cao năng lực trinh sát, cảnh giới trong nhiệm vụ phòng không. Anh là nước tiên phong ứng dụng cho nhiệm vụ cảnh giới.
Nhờ hệ thống radar bố trí ở phía đông và phía nam, nước Anh đã chặn đứng ý đồ tấn công của Đức Quốc xã. Tháng 9/1940, Không quân Đức mở cuộc tập kích đường không quy mô lớn, dọn đường cho kế hoạch Sư tử biển.
Các cuộc tấn công đường không của Đức Quốc xã bị phát hiện khi cách eo biển Manche hơn 100 km. Những thông tin cảnh báo sớm từ hệ thống radar giúp chỉ huy quân đội Anh đưa ra chiến thuật đánh trả hiệu quả. Đức mất 100 máy bay trong tổng số hơn 1.000 chiếc tham chiến.
Hitler buộc phải từ bỏ kế hoạch Sư tử biển vì không chiếm được ưu thế trước Không quân Hoàng gia Anh. Sự thất bại của kế hoạch cho thấy hiệu quả của radar trong quân sự. Nó đã mở ra không gian chiến trường mới - không gian điện tử.
Giới quân sự thế giới nhận thấy, họ cần phát triển một công nghệ mới để giảm thiểu hiệu quả của radar trong chiến đấu. Công nghệ mới được gọi là “tác chiến điện tử”, dùng sóng vô tuyến và các biện pháp khác khiến radar không nhận dạng được mục tiêu.
Tác chiến điện tử ở Việt Nam
Các loại radar cảnh báo sớm như P-8, P-10, P-12 (ảnh) và P-15 mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam buộc Mỹ phải thay đổi chiến thuật không chiến nhằm chiếm ưu thế. Ảnh: Presscont
Từ năm 1955 đến 1959, với sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thành lập 6 đại đội radar gồm các loại P-8, P-10, P-12 và P-15 có phạm vi phát hiện mục tiêu từ 150- 250 km, đáp ứng nhiệm vụ cảnh giới.
Ngày 22/10/1963, trên cơ sở binh chủng Phòng không và Cục Không quân, Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân gồm 3 binh chủng không quân, radar và cao xạ.
Đến năm 1965, Quân chủng có thêm vũ khí rất lợi hại là hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina (SAM-2). Từ năm 1959, hệ thống radar cảnh giới được ví là “mắt thần” quan sát không phận. Đến năm 1965, lực lượng phòng không Việt Nam có thêm “rồng lửa”, đủ sức mạnh bảo vệ bầu trời tổ quốc.
Tháng 8/1964, Mỹ tạo ra sự kiện vịnh Bắc Bộ lấy cớ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Ngày 5/8/1964, các máy bay của Không quân Hải quân Mỹ mở màn chiến dịch Mũi tên xuyên đánh phá khu vực Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa và Quảng Ninh.
Trước sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng phòng không Việt Nam. Mỹ nhận thấy rằng, để chiến thắng trên bầu trời Việt Nam, họ cần phải “bịt mắt” hệ thống radar cảnh giới, còn gọi là tác chiến điện tử.
Tổ hợp TCĐT Việt Nam được bảo vệ bằng lưới chống radar
Trang bị đỉnh cao
Hiện nay Nhà máy Z176 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công lưới ngụy trang có thể chống trinh sát radar và hồng ngoại.
Trước sự phát triển của khoa học, công nghệ, các phương tiện trinh sát của đối phương ngày càng tinh vi và hiện đại, vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu vật liệu ngụy trang có hàm lượng công nghệ cao đã và đang là yêu cầu cấp thiết.
Trong những năm qua, Nhà máy Z176 đã tập trung mọi mặt cho nhiệm vụ nghiên cứu, chế thử và sản xuất thành công lưới ngụy trang sử dụng vật liệu mới là vật liệu nano, dẫn từ.
Nếu như trước đây, lưới ngụy trang chỉ có tính năng chống trinh sát quang học thì hiện nay, sản phẩm mới đang được Nhà máy Z176 sản xuất có thêm nhiều tính năng ưu việt, bảo đảm độ che phủ, chống trinh sát radar và hồng ngoại.
Sản phẩm đã được thử nghiệm trong diễn tập của các quân, binh chủng đạt kết quả tốt. Từ thành công đó, Nhà máy Z176 đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm ngụy trang ảnh nhiệt cho lực lượng đặc công, trinh sát đặc nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.
Theo những thông tin được công khai, loại lưới công nghệ cao này đã được trang bị trong một số đơn vị đặc biệt, trong đó có các đơn vị TCĐT.
Nhiệm vụ của TCĐT
Để thích nghi với chiến tranh công nghệ cao, Việt Nam quyết định thành lập Lữ đoàn 87. Vậy tác chiến điện tử có vai trò như thế nào? Tác chiến điện tử hiện nay đang được nâng lên thành thuật ngữ "Chiến tranh phi tiếp xúc".
Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng tác chiến có thể tấn công nhiều đối phương trong cùng một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh, gây tổn thất nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể.
Tác chiến điện tử trong phạm vi quân sự thực chất là làm chủ, khống chế làn sóng điện từ, gây nhiễu loạn toàn bộ hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc (TTLL), quan sát của địch, qua đó làm cho vũ khí công nghệ cao (VKCNC) của đối phương trở thành “mù, điếc và ngu dốt”, bảo vệ được ta.
TCĐT với 3 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Trinh sát điện tử, bảo vệ hệ thống điện tử và chế áp hệ thống điện tử. Trinh sát điện tử: Dùng các phương tiện điện tử để trinh sát quân sự với 6 hình thức, đó là: trinh sát vô tuyến điện; trinh sát vô tuyến truyền hình; trinh sát ảnh nhiệt - hồng ngoại; trinh sát radar; trinh sát âm thanh; trinh sát thủy âm, được tiến hành từ trên không bằng máy bay, trên vũ trụ bằng vệ tinh, trên mặt đất, trên biển bằng hệ thống radar, quan trắc, tàu thuyền và trong lòng biển bằng các phao thủy âm, radar sonar...
Bảo vệ hệ thống điện tử: Là toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử của ta làm việc an toàn, ổn định, trước sự gây nhiễu và đánh phá của địch, chống trinh sát điện tử của địch.
Chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm. Chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác.
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả…
Với Việt Nam thì chúng ta chưa đủ sức để phản công điện tử, chống tác chiến điện tử với hình thức chế áp cứng với đối phương là Mỹ, nhưng bảo vệ hệ thống điện tử, chế áp mềm thì Việt Nam có đủ tự tin, bản lĩnh và kinh nghiệm phong phú.
Thông thường, chiến tranh ngày thường diễn ra với kịch bản: Đầu tiên, máy bay tàng hình, tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như tê liệt. Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại...
Nếu không phá hủy được hệ thống radar và các hệ thống tác chiến điện tử khác, nghĩa là khả năng phòng không, phát hiện mục tiêu, sự thông tin liên lạc chỉ huy của đối phương chưa bị đánh quỵ thì giá phải trả của không quân, chiến hạm khi bị giáng trả là không tránh khỏi.
Điều rút ra quan trọng ở VKCNC luôn phát huy tác dụng khi tồn tại trong môi trường điện tử thuận lợi. Tuy nhiên, dù cho có một hệ thống trinh sát điện tử hiện đại thì kết quả tín hiệu, thông tin thu được sẽ vô dụng khi thiếu đi yếu tố con người.
Vì vậy, sự ra đời của Lữ đoàn tác chiến điện tử 87 trực thuộc Cục tác chiến điện tử là một sự thay đổi về lượng để chuyển biến về chất, đưa hoạt động tác chiến điện tử của quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, tinh nhuệ.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>