Mã hóa giọng nói qua di động trở thành xu hướng mới
Sau vụ việc Edward Snowden tiết lộ các thông tin nghe lén khiến quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh trở nên xấu đi, các công ty công nghệ đã tận dụng sự kiện CeBIT 2014 làm sân chơi để ra mắt các sản phẩm bảo mật.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và chiếc BlackBerry được bảo vệ đặc biệt
Công ty Secusmart (Đức), nhà cung cấp các tính năng bảo mật cho điện thoại của chính phủ Đức cho biết họ đã được nhiều quốc gia khác liên hệ sau khi vụ việc của Edward Snowden vỡ lở. CEO Hans-Christoph Quelle của Secusmart không nêu rõ tên của các quốc gia này, song cũng khẳng định chắc chắn rằng vụ Snowden tiết lộ Mỹ đang nghe lén đồng minh (bao gồm cả Đức) đã giúp tình hình kinh doanh của Secusmart trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
"Sản phẩm cốt lõi của chúng tôi là mã hóa giọng nói qua di động. Mã hóa giọng nói là một tính năng nghe có vẻ rất nhàm chán. Nhưng sự thật là sau vụ Snowden, chúng tôi hiểu rằng các cuộc gọi thoại không còn an toàn tuyệt đối nữa", ông Quelle cho biết.
Secusmart đã liên kết với nhà mạng Vodafone của Anh nhằm tạo ra ứng dụng cho phép tất cả các doanh nghiệp có thể bảo vệ cho các cuộc gọi, bao gồm cả các cuộc hội thảo trực tuyến của mình. Với nhu cầu bảo mật đang trở thành xu thế thế tất hiếu, Secusmart đã cho thấy mức tăng trưởng lên tới 20% của họ là toàn có cơ sở.
Dù vậy đây không phải là công ty duy nhất đang làm ăn phát đạt sau vụ Snowden. Cả một dãy trưng bày dài tại CeBIT 2014 được dành riêng cho các công ty bảo mật, trong đó phần lớn đến từ châu Âu và châu Á.
Vụ scandal của Snowden đã khiến con người buộc phải nghi ngờ về tính bí mật của dữ liệu trong thế giới số. Dieter Kempf, nhà lãnh đạo liên minh BITKOM của ngành IT tại Đức, cho biết: "Vụ việc chính phủ Mỹ nghe lén hàng triệu người trên thế giới đã khiến họ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu".
Theo tổ chức Nghiên cứu Công nghệ Thông tin Châu Âu, một đơn vị con của BITKOM, thì 2/3 các công ty tại châu Âu muốn mở rộng đầu tư tăng cường bảo mật. Tại sự kiện CeBIT 2014, Deutsche Telekom, một trong những nhà mạng hàng đầu tại Đức, ra mắt Cyber Defense Center (Trung tâm Phòng thủ Số) nhằm phát hiện ra các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống IT của nhà mạng này.
(Theo vnreview)
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>