Kĩ năng kĩ nghệ phần mềm gồm những gì?
Một người bạn cũ, cũng là một giáo sư khoa học máy tính đã hỏi tôi về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới công nghiệp phần mềm. Ông ấy lo nghĩ rằng sinh viên của mình có thể không kiếm được việc khi họ tốt nghiệp.
Tôi bảo ông ấy rằng tôi nghĩ cuộc khủng hoảng hiện thời sẽ có tác động có ý nghĩa tới ngành công nghiệp phần mềm nhưng theo chiều hướng tốt hơn bởi vì nó sẽ loại bỏ các công ti không hiệu quả và tạo ra nhiều cơ hội cho các công ti được quản lí tốt. Liên quan tới việc sử dụng nhân công, việc làm trong kĩ nghệ phần mềm vẫn còn được xếp hạng ở năm nghề hàng đầu trong nhu cầu toàn cầu cho nên ông ấy không phải lo nghĩ. Giả định rằng sinh viên của ông ấy có kĩ năng tương xứng với nhu cầu của ngành công nghiệp này.
Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy đã từng dạy Khoa học máy tính trong nhiều năm dựa trên cùng một giáo trình và ông ấy chẳng biết gì về nhu cầu công nghiệp phần mềm. Tôi giải thích cho ông ấy rằng tốc độ thay đổi công nghệ phần mềm là cực kì nhanh. Các ngôn ngữ lập trình mới được tạo ra hàng năm với những công cụ mới xuất hiện cứ sau vài tháng. Tốc độ thay đổi công nghệ này nghĩa là người làm phần mềm bị đối diện với nhu cầu liên tục học kĩ năng mới mọi lúc.
Ông ấy có vẻ ngạc nhiên: “Bây giờ sinh viên của tôi cần biết những kĩ năng mới nào vậy?” Tôi bảo ông ấy rằng có một số chủ đề mà giáo dục hiện thời thậm chí đã không nhắc tới như an ninh phần mềm, kiểm soát chất lượng, đo và cách đo, kiến trúc phần mềm, phương pháp phần mềm, và đánh giá và chuyển giao công nghệ. Những lỗ hổng này cần được lấp đầy nhanh chóng nếu sinh viên muốn làm việc trong các công ti toàn cầu như các kĩ sư phần mềm chuyên nghiệp.
Tôi cũng bảo ông ấy rằng do suy thoái kinh tế; phụ huynh rất lựa chọn việc đầu tư vào giáo dục cho con em mình. Họ muốn chắc rằng con họ sẽ có việc khi tốt nghiệp cho nên họ xem xét cẩn thận điều đại học phải cung cấp và chương trình nào sẽ có ích cho con em họ. Ở Mĩ, các đơn xin học vào các đại học hàng đầu đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua nhưng nhiều trường nhà nước lại phải đương đầu với việc tuyển lựa thấp hơn. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu tác động vào chính phủ, ngân sách bị giảm đi. Tôi đã đọc trong báo chí rằng nhiều lớp ở đại học nhà nước đã bị cắt bỏ, và một số giáo sư đã phải thôi việc. Những điều này đang xảy ra khi trường học bắt đầu cắt giảm chi phí do ngân sách nhà nước cắt giảm. Bạn tôi rút ra cuốn sổ tay ghi chép và hỏi tôi về chủ đề mà sinh viên phần mềm cần học cho nên tôi chia sẻ với ông ấy nghiên cứu của tôi về xu hướng toàn cầu tại Đại học Carnegie Mellon.
Năm ngoái, năm 2007, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra để xác định nhu cầu trong ngành công nghiệp phần mềm. Để làm nghiên cứu này, tôi đã gửi bảng hỏi tới trên 800 công ti phần mềm ở Mĩ, châu Âu, Australia, và châu Á. Tôi cũng đã mời 15 công ti có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp phần mềm như IBM, Microsoft, Oracle, SAP và phỏng vấn những người quản lí của họ để xác định nhu cầu hiện thời và tương lai của họ. Sau đây là kết quả nghiên cứu của tôi:
Các chủ đề người kĩ sư phần mềm cần biết giữa các năm 2009 tới 2019:
1) Phương pháp Agile (như SCRUM, Lập trình cực đoan v.v.).
2) Kiểm thử tự động
4) E-business, đặc biệt B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp)
5) Phần mềm như dịch vụ (Saas)
6) SOA (Kiến trúc hướng dịch vụ)
7) EA (Kiến trúc doanh nghiệp)
8) (BPR ) Tái kĩ nghệ qui trình nghiệp vụ
9) Khai phá dữ liệu (data mining) và Thông minh doanh nghiệp (BI);
10) Nhà kho dữ liệu
11) SCM (Quản lí dây chuyền cung cấp)
12) ERP (lập kế hoạch tài nguyên công ty)
13) CRM (Quản lí tài nguyên khách hàng)
14) RUP (Qui trình thống nhất hợp lí – Rational Unified Process)
15) UML (ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất – unified modeling language)
16) Trường hợp sử dụng
17) OLAP (Xử lí phân tích trực tuyến On-line analytical processing)
18) GUI (Giao diện người dùng đồ hoạ – Graphical user interface)
19) QFD (Triển khai chức năng chất lượng – Quality function deployment)
20) RAD (Phát triển ứng dụng nhanh – Rapid application development)
21) Ảo hoá
22) Tính toán mây
23) Tích hợp dây chuyền cung cấp Supply-chain integration
24) E-Government chính phủ điện tử
25) Doanh nghiệp & Canh tân
Bạn tôi xem lại sổ ghi chép của ông ấy và hỏi: “Nhiều chủ đề tương đối mới. Làm sao giáo sư đại học hiện hành được với những công nghệ mới nhất này? Làm sao họ có thể học những khái niệm mới này đủ tốt để hiệu quả trong việc giảng dạy?
Tôi bảo ông ấy rằng tri thức công nghệ không phải là cái gì đó người ta chỉ học một lần mà phải liên tục học cả đời hay là người học cả đời. Do sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ, tri thức đã trở thành yêu cầu bản chất cho mọi nhà chuyên môn. Là giáo sư tại Đại học Carnegie Mellon, tôi phải tham dự một số seminar, lớp tập huấn hàng năm để giữ được hiện hành với thay đổi công nghệ. Tôi phải tiến hành nghiên cứu và đã công bố bài báo hàng năm về một số chủ đề và có tri thức về một số lĩnh vực công nghệ. Chúng tôi phải duy trì hiện hành để cho sinh viên của mình có thể duy trì hiện hành được.
Bạn tôi đồng ý: “Đó là điều tốt cho các giáo sư bởi vì đó là việc của họ nhưng với các kĩ sư phần mềm và người quản lí thì sao, làm sao họ có thể giữ tri thức của mình được hiện hành? Có quá nhiều thứ phải học và gần như mọi người đều có lượng thời gian giới hạn có thể dùng được?”
Tôi bảo ông ấy rằng không phải mọi chủ đề đều thích hợp cho mọi dự án. Điều quan trọng đối với người kĩ sư phần mềm và người quản lí là biết đủ về từng chủ đề để cho họ có thể lựa chủ đề thích hợp cho các dự án riêng. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng, họ cần cập nhật kĩ năng của mình bằng việc tham dự các khoá huấn luyện ngắn hạn như các seminar, tập huấn đặc biệt để cho họ có thể ra quyết định đúng. Đó là lí do tại sao tôi nghĩ mọi nhà chuyên môn phần mềm cũng phải là người học cả đời. Trong thị trường toàn cầu cạnh tranh cao, khi các công ti không hiệu quả bị loại đi, mọi người với kĩ năng lạc hậu cũng sẽ thấy khó duy trì được vị trí của mình.
(voer)
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn xác định chi phí, giá phần mềm, giá website, giá ứng dụng
Giá gia công phần mềm, giá viết ứng dụng, giá thiết kế website
Bác sĩ gia đình, chăm sóc sức khỏe tại nhà
Xuất khẩu phần mềm được luật quy định như thế nào?
Xuất khẩu phần mềm có phải mở tờ khai hải quan không?
Phần mềm email marketing rất hay nên thử Mautic
Khác biệt giữa web giá rẻ và web cao cấp
Tài liệu Unity3D, phần mềm làm mobile game và game online ...
Hệ thống đánh giá đại lý, chi nhánh, cửa hàng SKPI ( hệ thống đánh ...
Phần mềm xuất, nhập khẩu qua mạng internet có thuộc phạm vi ...
Hệ thống order chuyên nghiệp cho quán ăn, cafe, nhà hàng...
Một số hình thức thu tiền từ ứng dụng ( mobile app )
Phân biệt ứng dụng gốc và ứng dụng web
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>