Giám đốc sản phẩm giỏi và giám đốc sản phẩm tồi
Một giám đốc sản phẩm giỏi có một vị trí then chốt trong một sản phẩm thành công và xây dựng một sản phẩm thành công là một trong những đóng góp lớn nhất mà một cá nhân có thể có trong một công ti sản phẩm và công nghệ. Chính vì vậy tiêu chí quan trọng nhất để một ứng viên được để cử vào ban giám đốc thường là lịch sử quản lý sản phẩm hay các cụm tính năng thành công và mang lợi nhuận cho công ti.
Trở thành một giám đốc sản phẩm giỏi là rất khó nên phần lớn các giám đốc sản phẩm là không giỏi thậm chí là tồi. Bởi vì vị trí giám đốc sản phẩm có tầm ảnh hưởng lớn nên một giám đốc sản phẩm tồi sẽ dẫn đến nhiều kết quả tệ hại khác, đặc biệt là việc xây dựng một sản phẩm hay một cụm tính năng sai, gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu, tâm lý chung cũng như danh tiếng của cả công ti và người giám đốc sản phẩm.
Có một số nguyên tắc ít khi được nhắc đến nhưng nếu người làm giám đốc sản phẩm có thể tuân theo thì tỉ lệ thành công của họ sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy bài viết này sẽ làm rõ hơn những nguyên tắc đó.
Một điểm cuối đó là: quản lý sản phẩm là một công việc có nhiều sức ép và trách nhiệm lớn. Trước khi đảm nhận cương vụ này bạn hãy suy nghĩ kỹ xem mình đã sẵn sàng chưa.
Các điểm chính:
- CEO của sản phẩm
- Cân bằng các yếu tố quan trọng
- Giao tiếp rõ ràng và bằng văn bản trong việc phát triển sản phẩm
- Chỉ rõ mục tiêu và lợi thế
- Tập trung vào khách hàng và đội ngũ bán hàng
- Các kỹ năng cần thiết khác
- Một giám đốc sản phẩm xuất sắc
CEO của sản phẩm:
- Một giám đốc sản phẩm giỏi làm việc như và được coi là CEO của sản phẩm. CEO truyền đạt, thúc đẩy tầm nhìn và là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho sự thành công hay thất bại của công ty. Điều này cũng đúng cho giám đốc sản phẩm đối với sản phẩm hay cụm chức năng anh ta quản lý. Giám đốc sản phẩm giỏi có một tầm nhìn thực tế về kết quả của sự thành công của sản phẩm của mình và anh sẽ làm tất cả để biến tầm nhìn đó trở thành hiện thực. Giám đốc sản phẩm giỏi được toàn bộ đội ngũ phát triển sản phẩm nhìn nhận là người lãnh đạo của sản phẩm.
- Một người giám đốc sản phẩm tồi luôn có nhiều lý do: không đủ vốn, kỹ sữ phần mềm không đủ năng lực, Microsoft có gấp 10 lần số kỹ sư, tôi không rõ định hướng, tôi quá nhiều việc vân vân. Khi họ thất bại họ chỉ ra những điều đó. Hãy nhớ là, một vị tướng cầm quân hay là một CEO thực sự không trình bày lý do và CEO của sản phẩm cũng không có quyền đó.
Cân bằng các yếu tố quan trọng:
- Một giám đốc sản phẩm giỏi phải biết cân bằng các yếu tố quan trọng, anh phải hiểu và cân bằng được một loạt các vấn đề liên quân đến chiến lược và thực thi sản phẩm. Các yếu tố chính để cân bằng bao gồm:
- Mục tiêu và khả năng của công ty: Giám đốc sản phẩm giỏi phải hiểu được mục tiêu chung của công ty và đặt chiến lược phát triển sản phẩm trong bối cảnh đó. Giám đốc sản phẩm giỏi cũng phải hiểu được khả năng cũng như điểm hạn chế của công ti mình. Giám đốc sản phẩm giỏi biết được những hình thức marketing nào cũng như chi phí bao nhiêu mà công tí có thể tiêu tốn cho sản phẩm. Giám đốc sản phẩm giỏi không nhất thiết phải biết câu trả lời ngay lập tức nhưng phải biết được điều gì mình cần biết và hỏi những người liên quan.
- Nhu cầu khách hàng: Giám đốc sản phẩm giỏi lắng nghe khách hàng nhưng anh đào sâu hơn nữa để đến tận cùng của vấn đề và tìm ra những giá trị thuyết phục cho khách hàng. Giám đốc sản phẩm giỏi phải hiểu được sự khác biệt này. Giám đốc sản phẩm giỏi cũng phải hiểu được sự khác biệt giữa cái mà một khách hàng muốn với cái mà anh ta có thể và sẽ trả tiền được. Một giám đốc sản phẩm giỏi phải chắc chắn khách hàng sẽ mua hoặc dùng sản phẩm của anh ta và nếu dự đoán ban đầu sai anh sẽ nỗ lực hết sức để sửa chữa. Do vậy giám đốc sản phẩm giỏi cần biết tiến hành các nghiên cứu định lượng.
- Cạnh tranh: Giám đốc sản phẩm giỏi phải hiểu được môi trường cạnh tranh và năng lực của các đối thủ, biết được đâu là phần các đối thủ có thể bắt trước được và đâu là phần họ sẽ chịu thua. Giám đốc sản phẩm giỏi hiểu được họ phải thật sự tốt hơn hoặc khác biệt với đối thủ nếu không thì họ sẽ thất bại.
- Hiểu rõ cái mình biết và cũng hiểu rõ những điều mình không biết: Giám đốc sản phẩm giỏi ý thức rõ những điều mình biết và tại sao, cũng như ý thức rõ những điều mình không biết. Giám đốc sản phẩm giỏi hiểu được sự khác biệt giữa một ý kiến, một phỏng đoán và một sự thực khách quan và nhiệm vụ của anh ta là làm rõ sự khác biệt đó chứ không phải là nguỵ biện hay bảo vệ khăng khăng một luận điểm nào đó. Giám đốc sản phẩm giỏi không tự đánh mất uy tín của mình bằng việc phóng đại kiến thức của anh ta.
- Tính toán trước và theo dõi giả định: thường thì các yếu tố cân bằng cần xem xét ngay tại thời điểm này và thông qua cả vòng đời của sản phẩm trong vòng 1-2 năm tới. Vì vậy giám đốc sản phẩm giỏi biết những giả định quan trọng của mình là gì và sẽ theo dõi những giả định này liên tục để đảm bảo nó vẫn đúng trong tương lai.
- Giám đốc sản phẩm giỏi sẽ thường xuyên xác nhận lại hiểu biết của họ về sản phẩm với cấp trên cũng như nhưng thành viên trong đội của mình.
- Một giám đốc sản phẩm tồi sẽ bỏ qua bức tranh toàn cảnh hoặc bỏ qua một vài yếu tố nhỏ nhưng quan trọng. Một giám đốc sản phẩm tồi xây dựng một sản phẩm tốt trong một thị trường mà công ty không nhắm tới. Một giám đốc sản phẩm tồi xây dựng một sản phẩm quá phức tạp để có thể bán được. Một giám đốc sản phẩm tồi xây dựng một sản phẩm mất quá nhiều thời gian và bị chậm thời điểm của thị trường. Một giám đốc sản phẩm tồi gửi cho khách hàng những câu hỏi định kiến và nhận được những câu trả lời không chính xác. Giám đốc sản phẩm tồi chỉ dựa vào bản năng của mình và chỉ xác nhận lại với một số ít khách hàng không điển hình. Giám đốc sản phầm tồi phản ứng với đối thủ cạnh tranh mà quên đi việc phát triển bản sắc đặc trưng cho sản phẩm của mình khiến sản phẩm trở thanh một tập hợp hỗn độn của những gì đối thủ không làm. Giám đốc sản phẩm tồi không đủ sắc sảo để phân biệt giữa hứng thú và cam kết sẽ mua của khách hàng. Giám đốc sản phẩm tồi chỉ nghe những phản hồi của những khách hàng to tiếng nhất và định nghĩa sản phẩm để xử lý những vấn đề ngày hôm qua và của một số ít khách hàng. Giám đốc sản phẩm tồi so sánh sản phẩm sẽ làm trong tương lai với thị trường cạnh tranh hôm nay và hay trích dẫn những lợi thế mà khách hàng không quan tâm. Giám đốc sản phẩm tồi cố gắng bảo vệ quan điểm của họ thay vì tìm cách học thêm kiến thức mới. Giám đốc sản phẩm tồi không có sự cảnh giác và không để ý đến nhiều sự thay đổi hay là chỉ để ý khi sản phẩm của mình đã thất bại.
Giao tiếp rõ ràng và bằng văn bản trong việc phát triển sản phẩm
- Giám đốc sản phẩm giỏi định nghĩa bản yêu cầu sản phẩm bằng văn bản
- Một trong những việc quan trọng nhất của giám đốc sản phẩm là định nghĩa rõ ràng và chi tiết nhất có thể về sản phẩm. Giám đốc sản phẩm giỏi làm rõ đâu là thông tin quan trọng. Giám đốc sản phẩm giỏi làm rõ ràng cả những chi tiết nhỏ nhất và đảm bảo ai cũng hiểu chúng. Giám đốc sản phẩm giỏi cũng lường trước được các vấn đề khó và xử lý sớm bằng văn bản trong quá trình phát triển sản phẩm.
- Một định nghĩa sản phẩm tốt không phải chỉ xuất phát từ đóng góp cá nhân của giám đốc sản phẩm mà phải dựa trên nghiên cứu, thông tin và một quy trình suy luận logic và minh bạch khiến cả nhóm phát triển được thuyết phục. Giám đốc sản phẩm giỏi hiểu rằng các kỹ sư giống những nhà khoa học và đánh giá cao số liệu hơn là ý kiến. Các bộ phận khác của nhóm phát triển sản phẩm như QA, design cũng cần tham gia trong quy trình này. Giám đốc sản phẩm giỏi định nghĩa rõ tầm nhìn sản phẩm, các mục tiêu và trao quyền cho các kỹ sư làm rõ các chi tiết khó dự đoán trước. Trong quá trình này, giám đốc sản phẩm giỏi cũng giải thích rõ tại sao sản phẩm nên được xây dựng theo cách đã được yêu cầu. Một bài kiểm tra tốt với giám đốc sản phẩm là để một người bên ngoài hỏi 5 người khác nhau trong đội ngũ phát triển sản phẩm về mục tiêu của sản phẩm và nhận được 5 kết quả giống nhau. Giám đốc sản phẩm giỏi được tôn trọng bởi đội ngũ kỹ sư và sẽ được tham khảo ý kiến khi có những quyết định khó khăn.
- Giám đốc sản phẩm giỏi thu thập thông tin từ các kỹ sư thông qua các buổi nói chuyện nhưng giám đốc sản phẩm giỏi đưa định hướng bằng văn bản. Văn bản là hình thức giao tiếp tốt hơn vì nó sẽ thống nhất trong toàn bộ nhóm phát triển sản phẩm, bền vững hơn và minh bạch hơn.
- Giám đốc sản phẩm giỏi tham gia các buổi họp phát triển sản phẩm thường xuyên và chú ý tham gia khi đội ngũ kỹ sư có những quyết định quan trọng.
- Giám đốc sản phẩm giỏi coi trọng bản yêu cầu sản phẩm; bởi nó là tài liệu quan trọng nhất mà giám đốc sản phẩm duy trì và trong nhiều trường hợp đó là bản tham khảo cho các định hướng từ marketing cho đến công nghệ. Giám đốc sản phẩm giỏi cập nhật bản yêu cầu sản phẩm hàng ngày hoặc ít nhất là hàng tuần. Giám đốc sản phẩm giỏi coi bản yêu cầu sản phẩm là một quy trình sống và khi có sự thay đổi đến bản yêu cầu sản phẩm, anh truyền đạt rõ ràng đến cả nhóm phát triển sản phẩm. Giám đốc sản phẩm giỏi làm việc không ngừng nghỉ để đảm bảo tầm nhìn sản phẩm đồng nhất trong toàn bộ tổ chức từ QA, công nghệ, đến support.
- Giám đốc sản phẩm tồi giảm thiểu việc giao tiếp với đội công nghệ hay là hiểu nhầm vai trò của mình. Giám đốc sản phầm tồi chỉ ra việc làm thế nào nhưng lại không chỉ rõ làm cái gì. Giám đốc sản phẩm tồi lo lắng về một khía cạnh của sản phẩm nhưng lại không đào sâu làm rõ nó. Giám đốc sản phầm tồi trì hoãn các quyết định khó khăn đến giai đoạn cuối của dòng đời sản phẩm. Giám đốc sản phầm tồi viết tài liệu yêu cầu sản phẩm 1 lần và cho rằng nhóm kỹ sư đã hiểu rõ nó. Giám đốc sản phẩm tồi không cập nhật bản yêu cầu sản phẩm hay cập nhật bản yêu cầu sản phẩm nhưng không nói với các đơn vị liên quan hay không giải thích tại sao. Giám đốc sản phẩm thay đổi ưu tiên công việc của đội ngũ kỹ sư dựa trên chỉ 1-2 feedback của khách hàng hay 1 diễn biến mới của thị trường mà không suy nghĩ thấu đáo qua một quy trình đã định trước. Giám đốc sản phẩm tồi bỏ qua những đề nghị của đội ngũ kỹ sư.
Chỉ rõ mục tiêu và lợi thế
- Giám đốc sản phẩm tốt có mục tiêu rõ ràng: Giám đốc sản phẩm tốt có quyết tâm thành công. Giám đốc sản phẩm tốt định nghĩa thành công là đạt được những mục tiêu rõ ràng. Những mục tiêu quan trọng phải được viết ra. Giám đốc sản phẩm giỏi viết ra những mục tiêu quan trọng cho sản phẩm và cho cá nhân của mình.
- Giám đốc sản phẩm giỏi hiểu rõ những lợi thế của sản phẩm mình: Giám đốc sản phẩm giỏi hiểu rõ sản phẩm của mình tốt hơn và khác biệt như thế nào với các đối thủ. Đó là một phần quan trọng trong tầm nhìn sản phẩm từ ngày đầu tiên và sẽ thể hiện trong những gì người giám đốc sản phẩm làm.
- Giám đốc sản phẩm tồi có những mục tiêu không rõ ràng và những lợi thế sản phẩm không rõ ràng. Giám đốc sản phẩm tồi có định hướng thị trường không nhất quán và thay đổi cách nghĩ về lợi thế liên tục.
Tập trung vào khách hàng và đội ngũ bán hàng
- Giám đốc sản phẩm giỏi được yêu quý bởi đội ngũ bán hàng. Giám đốc sản phẩm giỏi hiểu rằng nếu đội ngũ bán hàng không yêu quý sản phẩm của mình thì họ sẽ thất bại. Vì vậy giám đốc sản phẩm giỏi làm việc với đội ngũ bán hàng để hiểu vấn đề gì họ đang gặp phải. Giám đốc sản phẩm giỏi cũng hiểu kỹ về khách hàng, về tình huống cũng như hành trình mua hàng thực sự của họ. Giám đốc sản phẩm giỏi dùng những kiến thức này để làm việc với các kỹ sư, các khách hàng khác, báo chí etc.
- Giám đốc sản phẩm tồi không có thời gian cho độ ngũ bán hàng. Anh quá tập trung vào sản phẩm mà không để ý những gì xảy ra thực sự khi sản phẩm đi vào cuộc sống.
Các kỹ năng cần thiết khác
- Kỹ năng marketing và giao tiếp:
- Quản lý sản phẩm cần hiểu và có thể làm việc thành thạo với nhiều kỹ năng marketing dù không cần trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.
- Một quy luật chính yếu của làm marketing tốt là định nghĩa rõ lợi thế sản phẩm thống nhất trong toàn bộ các văn bản cần có.
- Quản lý thời gian tốt và hiểu việc gì là quan trọng:
- Giám đốc sản phẩm giỏi tập trung vào 1) những việc rất quan trọng đến sự thành công của sản phẩm 2) những việc có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.
- Kỷ luật tốt:
- Giám đốc sản phẩm tốt đảm bảo dự án họ luôn được cập nhật. Giám đốc sản phẩm tốt gửi báo cáo hàng tuần đều đặn. Giám đốc sản phẩm tốt không hứa quá và để các kỹ sư tập trung phát triển sản phẩm. Giám đốc sản phẩm tốt không dùng nhân lực kỹ sư vào việc sales và marketing nếu họ có thể xử lý được.
Một giám đốc sản phẩm xuất sắc có thêm các kỹ năng sau
- Làm việc tốt và quản lý được một nhóm giám đốc sản phẩm khác.
- Làm việc tốt với ban giám đốc
- Tận dụng được sức mạnh của cả tổ chức
- Khả năng tập trung nỗ lực để xử lý bằng được các vấn đề cấp bách
bản dịch từ http://www.khoslaventures.com/wp-content/uploads/Good_Product_Manager_Bad_Product_Manager_KV.pdf
tác giả Ben Horowitz được coi là một trong những giám đốc sản phẩm và CEO xuất sắc của thời đại. Ông dẫn dắt Loud Cloud từ thời điểm sáng lập năm 1999 đi qua vô vàn khó khăn và nhiều lần ở ngưỡng của phá sản cho đến thời điểm được bán cho HP với giá 1.6 tỷ $. Hiện nay ông là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của quỹ đầu tư mạo hiểm lừng lẫy AZ16. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “The Hard Thing About Hard Things: Building a Business When There Are No Easy Answers” cung cấp rất nhiều bài học quý giá cho các CEO mới bắt đầu con đường sự nghiệp.
cityme
- Di chuyển thông minh (Smart mobility) là gì?
- Các website học xuất nhập khẩu tốt nhất hiện nay
- Ổn tập triển khai dự án Thương Mại Điên Tử
- Mua,bán,sáp nhập logistics: Xu hướng CN 4.0
- ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI – QUY TRÌNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Quy trình Logistics trong xuất khẩu đường biển
- Lời giải cho xe trống chiều về – vấn đề nan giải của ngành vận tải Việt Nam
- Mua vé xe, đặt vé xe trên smartphone, smart TV
- Tài liệu về hệ thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System)
- Quy trình quản lý xe ô tô công tại Đại Học Thái Nguyên
- E-Logistics: Công nghệ cao, thân thiện
- Hệ thống chấm công từ xa thông minh qua vệ tinh STracking
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>